Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều để giảm nghèo bền vững

Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều để giảm nghèo bền vững
 

* Nâng chuẩn nghèo góp phần cải thiện đời sống nhân dân 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Mới đây phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam đã về đích trước hai năm so với cam kết quốc tế, là 1 trong 6 quốc gia thực hiện sớm nhất mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm nghèo. Để đạt mục tiêu là một trong những nước đi tiên phong trong thực hiện mục tiêu về giảm nghèo có rất nhiều nguyên nhân. Trước hết, đây là một chủ trương nhất quán của Đảng, Ban chấp hành Trung ương đã có Nghị quyết riêng về bảo đảm an sinh xã hội, trong đó giảm nghèo là một trong những mục tiêu phấn đấu đạt được với thời hạn sớm nhất. Triển khai Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ người nghèo, như: Hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ vay vốn; hỗ trợ kinh phí cho đồng bào vùng cao bảo vệ rừng; hỗ trợ về giáo dục, nhà ở, nước sạch, bảo hiểm y tế… Trong mỗi chương trình, Chính phủ phân công nhiệm vụ cụ thể cho một bộ để triển khai thực hiện. Các bộ đều thực hiện công tác này với quyết tâm cao. 

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Ành: TTXVN
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền. Ành: TTXVN

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, Chính phủ vẫn dành nguồn lực cho thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo. Đồng thời, Chính phủ đã ban hành Chương trình 30a hỗ trợ 64 huyện nghèo giảm nghèo nhanh và bền vững với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu (công trình thủy lợi, công trình giao thông, công trình thiết yếu) để phục vụ đời sống dân sinh của đồng bào ở những nơi khó khăn. Tại các huyện vùng núi còn khó khăn, Chính phủ quyết định hỗ trợ 30 huyện nữa với mức 70% tổng đầu tư cho cơ sở hạ tầng của huyện nghèo nhằm tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn, giúp người nghèo có điều kiện sản xuất, thoát nghèo bền vững. 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Việt Nam đã từng bước nâng chuẩn nghèo. Giai đoạn 2006-2010, chuẩn nghèo của Việt Nam quy định, đối với vùng nông thôn là 200 nghìn đồng/người/tháng, thành thị là 260 nghìn đồng/người/tháng. Đến giai đoạn 2011-2015, ở vùng nông thôn chuẩn nghèo nâng lên là 400 nghìn đồng/người/tháng, ở thành thị là 500 nghìn đồng/người/tháng. Đặc biệt từ năm 2016, chuẩn nghèo sẽ được nâng cao hơn để vừa đảm bảo giá trị của đồng tiền, vừa góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo. 

* Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều cho giai đoạn mới 

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 theo hướng đa chiều. Theo đó, chuẩn nghèo đa chiều đầu tiên vẫn tính theo mức thu nhập. Mức thu nhập Bộ đề xuất với Chính phủ dự kiến sẽ cao hơn mức hiện nay (phụ thuộc vào khả năng ngân sách của Nhà nước để quyết định chuẩn này). Thứ hai là những chuẩn để người nghèo có thể tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin… Chính vì vậy, chuẩn nghèo đa chiều không chỉ có chuẩn nghèo thu nhập mà còn là chuẩn nghèo để tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, thiết yếu về sức khỏe, học tập cũng như các thông tin… 

Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống để nâng cao thu nhập. Ảnh: TTXVN
Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống để nâng cao thu nhập. Ảnh: TTXVN

Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã giao Chính phủ xây dựng chuẩn nghèo của giai đoạn 2016-2020, thời gian thực hiện từ ngày 1/1/2016 đến năm 2020. Hiện nay, Chính phủ đã, đang làm chương trình này và sau khi có sự thống nhất sẽ có một Nghị định quy định chuẩn nghèo cho việc thực hiện. Để tránh chồng chéo trong việc thực hiện các chính sách về giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu Chính phủ rà soát lại toàn bộ chính sách đối với người nghèo, trên cơ sở đó, phân công lại trách nhiệm của các ngành trong từng lĩnh vực, mỗi ngành phải có trách nhiệm cụ thể trong thực hiện mục tiêu về giảm nghèo. Đồng thời, Chính phủ quyết định chuyển từ 16 chương trình mục tiêu quốc gia nói chung còn lại 2 chương trình: Chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững. Những đối tượng nghèo và những địa phương nghèo sẽ được dồn các nguồn lực của ngân sách Nhà nước và cộng đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững./. 

Có thể bạn quan tâm

Chỉ đạo của Thủ tướng về đầu tư cơ sở hạ tầng

Chỉ đạo của Thủ tướng về đầu tư cơ sở hạ tầng

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ Giao thông vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để triển khai Dự án.
Nghị quyết số 07-NQ/TW

Nghị quyết số 07-NQ/TW

Ngày 18/11/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (Nghị quyết số 07-NQ/TW). Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:
Hành lý của người xuất, nhập cảnh được miễn thuế

Hành lý của người xuất, nhập cảnh được miễn thuế

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức quy định. Nội dung này được quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Sẽ giảm dần chính sách “cho không”

Sẽ giảm dần chính sách “cho không”

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Nguyễn Trọng Đàm (ảnh) đã trao đổi với phóng viên báo Tin Tức về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn tới.
Xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà xã hội

Xã hội hóa nguồn vốn phát triển nhà xã hội

Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội (NOXH) rất lớn, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các chuyên gia cho rằng cần kêu gọi xã hội hóa nguồn vốn đầu tư dự án NOXH chứ không thể mãi trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước.
Vẫn vướng khi triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp

Vẫn vướng khi triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp

Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được do thiếu văn bản hướng dẫn. Lý do là lĩnh vực dạy nghề vẫn đang “trôi nổi” giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục Đào tạo.
Nhà nước khuyến khích tham gia hưu trí bổ sung tự nguyện

Nhà nước khuyến khích tham gia hưu trí bổ sung tự nguyện

Theo Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện vừa được Chính phủ ban hành, Nhà nước khuyến khích phát triển chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua các chính sách ưu đãi quy định tại pháp luật về thuế. Nhà nước khuyến khích phát triển chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua các chính sách ưu đãi quy định tại pháp luật về thuế.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
Từ ngày 1/7: Nhiều quy định mới trong quy trình xây dựng pháp luật

Từ ngày 1/7: Nhiều quy định mới trong quy trình xây dựng pháp luật

Ngày 1/7/2016, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ có hiệu lực thi hành. Gồm 17 chương, 173 điều, Luật có nhiều quy định mới mang tính đột phá trong quy trình xây dựng pháp luật, góp phần tạo khuôn khổ pháp lý về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả.
Gia hạn giải ngân gói 30 nghìn tỷ

Gia hạn giải ngân gói 30 nghìn tỷ

NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng tham gia "Chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở" tiếp tục giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước ngày 31/3/2016.
Nhà ở xã hội “ngóng” chính sách mới

Nhà ở xã hội “ngóng” chính sách mới

Sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) ngừng cho vay, các doanh nghiệp (DN) và người thu nhập thấp đang trông chờ Nhà nước mau chóng có chính sách mới để chính sách nhà ở nhân văn này không bị “đứt đoạn”, giúp các dự án NOXH tiếp tục được triển khai, còn người nghèo tiếp tục được mua nhà.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về một số Luật, Pháp lệnh

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về một số Luật, Pháp lệnh

Sáng 29/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 7 Luật, 1 Nghị quyết của Quốc hội và 1 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là: Luật trẻ em; Luật báo chí; Luật tiếp cận thông tin; Luật dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật điều ước quốc tế; Nghị quyết về việc phê chuẩn Công hàm Thỏa thuận về cấp thị thực giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ; Pháp lệnh Quản lý Thị trường.
Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục giải ngân gói 30.000 tỷ đồng

Bộ Xây dựng đề nghị tiếp tục giải ngân gói 30.000 tỷ đồng

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong đó đề nghị NHNN kéo dài thời hạn giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội (NOXH) đến sau ngày 1/6 nhằm bảo đảm sự nhất quán, ổn định đối với chính sách hỗ trợ nhà ở.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016

Trợ cấp khó khăn đột xuất cho thân nhân chiến sĩ công an; quy định mới về số lượng Phó Chủ tịch UBND; cơ chế hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2016.
Chính sách với công dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Chính sách với công dân khi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện được hưởng nguyên lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật. Đây là một trong những nội dung tại Nghị định quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.