Toàn bộ ngôi nhà bị thiêu rụi, chỉ còn trơ lại bộ khung với hệ thống cột, kèo, xà… Ảnh: TTXVN phát

Điện Biên: Cháy ngôi nhà sàn, thiệt hại khoảng 800 triệu đồng

Khoảng 8 giờ 45 phút ngày 3/11, trên địa bàn bản Khẩu Cắm, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ đã xảy ra một vụ hỏa hoạn. Ngôi nhà sàn cùng với toàn bộ vật dụng, đồ đạc sinh hoạt, trang thiết bị trong gia đình đã bị thiêu rụi hoàn toàn sau khoảng gần 1 giờ hỏa hoạn xảy ra, ước thiệt hại khoảng 800 triệu đồng. May mắn vụ cháy không gây thiệt hại về người.
Gốc cây cổ thụ bị cưa hạ trong rừng đặc rụng Mường Phăng, dấu vết cưa hạ còn rất mới. Ảnh: Hải An - Xuân Tiến /TTXVN

Vụ vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị “rút ruột”: Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng

Liên quan đến thực trạng vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị "rút ruột" nghiêm trọng mà TTXVN đã phản ánh, Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên vừa có Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Ban Quản lý rừng Di tích lịch sử và Cảnh quan môi trường Mường Phăng (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên) để làm rõ trách nhiệm.
Những cây bị cưa hạ trong rừng đặc dụng có chu vi vành thân và độ tuổi khác nhau. Ảnh: Hải An - Xuân Tiến/TTXVN

Vụ vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị "rút ruột": Kiểm tra thực địa, phát hiện 173 cây gỗ bị cưa, chặt hạ

Thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên, liên quan đến tình trạng rừng đặc dụng Mường Phăng (Điện Biên) bị “rút ruột”, quá trình xác minh, kiểm tra, kiểm đếm tại thực địa, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Điện Biên bước đầu đã phát hiện 173 cây gỗ bị chặt, cưa hạ, cắt khúc trong rừng đặc dụng Mường Phăng, khối lượng gỗ còn lại tại khu vực kiểm tra là hơn 20m3 gỗ.
Thân cây, cành cây bị cắt lìa khỏi gốc cây to. Ảnh: Hải An - Xuân Tiến /TTXVN

UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo kiểm tra, xác minh phản ánh vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng bị “rút ruột”

Liên quan đến thông tin TTXVN phản ánh, tại rừng đặc dụng Mường Phăng (nằm trên địa bàn hai xã Pá Khoang và Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ) đã bị người dân ngang nhiên mang cưa, dao vào vùng lõi để cưa, chặt hạ cây rừng, “rút ruột” đại ngàn, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Điện Biên đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, làm rõ nội dung báo chí phản ánh.
Hình ảnh gốc cây và dấu vết cưa hạ của “lâm tặc” trong rừng đặc dụng Mường Phăng. Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN

Vùng lõi rừng đặc dụng Mường Phăng bị “rút ruột”, hệ lụy khó lường

Thời gian qua, do công tác quản lý quá lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đã dẫn đến một thực trạng báo động: Rừng đặc dụng Mường Phăng đã bị “lâm tặc” mang cưa vào vùng lõi để “triệt hạ” cây rừng, ngang nhiên sơ chế, khai thác gỗ tại chỗ.
Loọng Luông - "Hồ Đại tướng" tắm mát ruộng đồng Mường Phăng

Loọng Luông - "Hồ Đại tướng" tắm mát ruộng đồng Mường Phăng

Được thi công xây dựng cuối năm 2010 và đưa vào sử dụng ngày 7/5/2013 - đúng dịp kỷ niệm 59 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), hồ chứa nước Loọng Luông (bản Loọng Luông 1, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là một trong những công trình mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành tặng cho Đảng bộ, chính quyền và cộng đồng các dân tộc trên địa bàn xã Mường Phăng. Công trình gắn với tên tuổi, tình cảm của Đại tướng nên người dân xã Mường Phăng vẫn thường gọi hồ Noọng Luông bằng cái tên thân thương, trìu mến: “hồ Đại tướng”, "hồ Bác Giáp".
Nét văn hóa Thái cổ độc đáo ở bản văn hóa truyền thống Che Căn

Nét văn hóa Thái cổ độc đáo ở bản văn hóa truyền thống Che Căn

Che Căn được biết là bản văn hóa Thái cổ, bởi nơi đây đang bảo tồn nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh độc đáo, là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách khi đến Mường Phăng - vùng đất căn cứ địa cách mạng nổi tiếng, nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái ở bản Che Căn – Mường Phăng

Bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái ở bản Che Căn – Mường Phăng

Bản văn hóa Che Căn (xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là một bản văn hóa cổ của người Thái, hiện vẫn còn nhiều ngôi nhà sàn có tuổi đời lên đến hàng chục năm. Những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ với những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, gầm sàn cao, lợp ngói hoặc đá đen.
Hồ Pá Khoang- Viên ngọc bích tô điểm núi rừng Tây Bắc

Hồ Pá Khoang- Viên ngọc bích tô điểm núi rừng Tây Bắc

Nằm ngoài lòng chảo Mường Thanh, diện tích trải rộng trên địa bàn hai xã Pá Khoang và Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), hồ Pá Khoang nẳm cách Quốc lộ 279 khoảng 5km về phía Đông, cách Khu Di tích Lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ khoảng 8km về phía Tây. “Rừng trúc” ( tên theo tiếng Thái của hồ Pá Khoang), nằm ở độ cao gần 900m so với mực nước biển, có diện tích lưu vực rộng 2.400 ha, được ví như một “Vịnh Hạ Long” của Tây Bắc, là điểm nhấn quan trọng trong du lịch sinh thái của tỉnh Điện Biên.
Đổi thay vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng

Đổi thay vùng căn cứ địa cách mạng Mường Phăng

Cách thành phố Điện Biên Phủ hơn 30 km, nằm ngoài vùng lòng chảo Mường Thanh, xã Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là địa danh gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Mường Phăng được chọn và xây dựng Sở Chỉ huy chiến dịch, nằm trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn. Cơ quan đầu não của Quân đội ta đã đóng chân tại đây từ ngày 31/1/1954 đến 15/5/1954. Chính tại nơi này Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra những quyết sách để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Trải qua 64 năm, Mường Phăng nay đã đổi thay, diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc.
Phong cảnh Hồ Pá Khoang

Phong cảnh Hồ Pá Khoang

Hồ Pá Khoang nằm trong quần thể khu du lịch Pá Khoang thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) có tổng diện tích 2.400 ha.