Khu vực Mũi Cà Mau nhìn từ trên cao. Ảnh: Thế Anh-TTXVN

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa đồng ý chủ trương cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau tiếp nhận kinh phí hỗ trợ do Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Gaia vận động gây quỹ từ cộng đồng và các doanh nghiệp trong nước để thực hiện dự án khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng tại khu vực khoảnh 1 (Tiểu khu IVB), khoảnh 2, 3, 4 (Tiểu khu IIIB) thuộc địa giới hành chính xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển và khu vực khoảnh 4, 5 (Tiểu khu IIB ) thuộc địa giới hành chính xã Viên An, huyện Ngọc Hiển. Cùng với đó, dự án tăng cường hoạt động truyền thông giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về công tác bảo tồn thiên nhiên, nhất là nắm rõ vai trò, ý nghĩa của rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau.
Vẻ đẹp làng nghề làm chuối khô ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: Huỳnh Anh

Vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch

Ở địa đầu cực Nam Tổ quốc, tỉnh Cà Mau không chỉ có lợi thế về vị trí địa lý mà còn là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với hệ sinh thái đa dạng, bao gồm: biển, đảo, đất ngập nước, rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển thế giới với hai vườn quốc gia (Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ) cùng nhiều đặc sản địa phương.

Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước (Bài 1)

Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước (Bài 1)

Nằm ở cực Nam đất nước, Cà Mau sở hữu nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, khác biệt. Biến tài nguyên thành sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao, thời điểm này, trong bối cảnh cùng cả nước ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, du lịch Cà Mau cũng nhìn nhận, đánh giá lại những thế mạnh để vừa vượt khó vừa sẵn sàng cho sự phát triển, bứt phá trong thời gian tới. Nội dung này được nhóm phóng viên TTXVN phản ánh qua hai bài viết với chủ đề: Phát triển bền vững du lịch nơi cực Nam đất nước.
Cà Mau phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng

Cà Mau phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng

Tỉnh Cà Mau xác định rõ loại hình du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng có thế mạnh thu hút đông đảo du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai không xa. Do vậy, những tháng cuối năm 2019, Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về địa điểm, danh lam, thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh.
Cà Mau: Đẩy mạnh truyền thông, bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

Cà Mau: Đẩy mạnh truyền thông, bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

Năm 2019, Cà Mau đặt mục tiêu thu hút hơn 1,6 triệu lượng khách du lịch, trong đó có 28.000 lượt khách quốc tế. Tổng mức doanh thu đạt 2.420 tỷ đồng. Để thu hút đông đảo du khách, nhất là du khách quốc tế đến Cà Mau, trong thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành hữu quan tăng cường hơn nữa hoạt động thông tin tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar thế giới… Tỉnh đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân, doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường.
Vườn Quốc gia mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia mũi Cà Mau

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nằm trên địa bàn hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển (Cà Mau), có vị trí quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững tài nguyên rừng ngập mặn của nước ta. Vườn có tổng diện tích tự nhiên 41.862 ha, trong đó 15.262 ha trên đất liền, 26.600 ha ven biển.