Dù mới trải qua 3 năm hình thành, thế nhưng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Ninh Thuận đã phát triển một cách mạnh mẽ và đang trở thành vùng kinh tế động lực, có sức lan tỏa lớn để phát triển các vùng kinh tế khác trong tỉnh. Từ đó, góp phần thúc đẩy, đưa tỉnh phát triển đi lên theo hướng nhanh, bền vững.
Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thế mạnh của tỉnh là các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như điều, cao su, hồ tiêu... Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích canh tác điều trên toàn tỉnh gần 150.000 ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích cây lâu năm và trên 33% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh; trong đó, diện tích trồng điều của các hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số khoảng 50.000 ha.
Ngày 22/9, Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức kỳ họp thứ 9, khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để thông qua 13 Nghị quyết quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh kế xã hội cho năm 2023 và các năm tiếp theo.
Là địa phương có vị trí chiến lược trong xu hướng dịch chuyển và lan tỏa phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước đang tận dụng tiềm năng và lợi thế so sánh để chuyển từ vị trí “dự trữ” thành một “động lực” tăng trưởng và phát triển của toàn vùng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu tận dụng tốt, Bình Phước sẽ là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam khi các địa phương như :Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai thu hẹp dần lợi thế về quỹ đất, hạ tầng công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Sáng 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Sáng 9/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.
Do nhu cầu mở rộng sản xuất, hoàn thành các đơn hàng cuối năm hoặc trang bị thiết bị mới, nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đang gia tăng nhu cầu tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề.
Sáng 23/12/2016, tại Hội trường Tp. Hồ Chí Minh diễn ra Hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” do UBND Thành phố Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cùng lãnh đạo 8 tỉnh, thành phố trong vùng, đại diện các doanh nghiệp và các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học chuyên ngành về kinh tế, tài chính ngân hàng, luật. Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến dự và chủ trì hội thảo.
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam ( SPMB ) đang triển khai nhiều dự án đảm bảo cung cấp điện cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với tổng mức đầu tư hơn 2.405 tỷ đồng.