Sôi nổi các hoạt động tại vùng căn cứ cách mạng Ea M’droh

Sôi nổi các hoạt động tại vùng căn cứ cách mạng Ea M’droh

Trong hai ngày 30/11 - 1/12, tại xã căn cứ cách mạng Ea M’droh (huyện Cư M’gar), Tỉnh đoàn Đắk Lắk, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tổ chức Chương trình "Về nguồn" lần thứ 28, năm 2024.

Sắc Xuân trên vùng ATK Yên Sơn

Sắc Xuân trên vùng ATK Yên Sơn

Đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng... ở các xã vùng ATK Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang chào đón năm mới trong niềm vui, sự phấn khởi trước những đổi thay của quê hương. Cuộc sống người dân vùng căn cứ cách mạng xưa đang dần "thay da, đổi thịt", ngày một ấm no, đủ đầy hơn...

Một góc trung tâm hành chính huyện Bác Ái, nơi có trên 87% là đồng bào Raglai sinh sống. Ảnh: Nguyễn Thành

Bác Ái - xuân ấm no đến muôn nhà

Trở lại huyện Bác Ái (Ninh Thuận) khi xuân đang đến gần, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay trên vùng căn cứ cách mạng năm xưa. Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hăng say trong lao động sản xuất, đời sống đồng bào dân tộc nơi đây trở nên ngày càng ấm no, đủ đầy…
Làng Kim Long xưa (nay là thôn Tân Lập) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí lãnh đạo cao cấp đã ở và làm việc trong giai đoạn chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tháng 8/1945. Ảnh: Nam Sương - TTXVN

Đầu tư bảo quản, tu bổ, phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

Nhằm xây dựng Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào trở thành trung tâm giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng của cả nước gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo cho người dân vùng căn cứ cách mạng, tỉnh Tuyên Quang đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025.
Chính quyền địa phương tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến với người dân xã Ayun (Chư Sê, Gia Lai). Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Vùng căn cứ cách mạng Ayun thoát nghèo, từng bước đi lên

Xã Ayun chỉ cách trung tâm huyện Chư Sê chừng 19 km nhưng là xã đặc biệt khó khăn tỉnh Gia Lai. Ayun còn là vùng căn cứ cách mạng, dân số hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số Bahnar, Jrai. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của Ayun chiếm hơn 75%, đến cuối năm 2020 chỉ còn hơn 13%. Để giúp người dân Ayun thoát nghèo bền vững, các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai đã triển khai đầu tư nhiều công trình nâng cấp cư sở vật chất, các dự án hỗ trợ sản xuất với mong muốn giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống như cách Ayun anh hùng chống giặc ngày xưa.
Đầm ấm Tết quân - dân ở vùng căn cứ cách mạng

Đầm ấm Tết quân - dân ở vùng căn cứ cách mạng

Được tổ chức liên tục từ năm 2017, Tết quân-dân đã trở thành nét đẹp truyền thống của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Kiên Giang nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giúp gia đình chính sách, người có công, nhân dân các vùng căn cứ cách mạng, vùng khó khăn đón Tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi.
Ngày mới trên vùng căn cứ cách mạng Tân Xuân Xã

Ngày mới trên vùng căn cứ cách mạng Tân Xuân Xã

Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi trở lại xã Tân Xuân, huyện Ba Tri (Bến Tre) - vùng căn cứ cách mạng xưa. Đây là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Bến Tre vào năm 1930. Ngày nay, Tân Xuân đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, xã hội, đời sống người dân ngày càng nâng cao.