Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Cuộc sống dần trở lại bình thường ở huyện Cư Kuin

Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Cuộc sống dần trở lại bình thường ở huyện Cư Kuin

Rạng sáng 11/6, nhóm đối tượng trang bị súng, dao đã tấn công vào Trụ sở UBND xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur (trong đó có khu vực làm việc của Công an xã) thuộc huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, làm một số đồng chí Công an xã, cán bộ xã hy sinh, bị thương khiến người dân huyện bàng hoàng, bất an. Đến nay, trước sự truy quét quyết liệt của lực lượng chức năng, cùng với nỗ lực tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự của chính quyền địa phương, bình yên đã trở lại ở huyện Cư Kuin.

Trở lại Ea Ktur ba ngày sau khi xảy ra sự việc, người dân xã đã quay trở lại với cuộc sống thường nhật. Dọc tuyến đường nối trung tâm xã về các thôn, buôn, cuộc sống đã trở lại bình thường. Hàng quán đã mở, các hoạt động lưu thông hàng hoá đã trở lại. Để đảm bảo an toàn cho người dân, tỉnh Đắk Lắk đã bố trí các điểm chốt có lực lượng chức năng túc trực 24/24 giờ. Chính điều này đã mang lại tâm lý an toàn, an tâm cho người dân.

Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Cuộc sống dần trở lại bình thường ở huyện Cư Kuin ảnh 1Người dân quay trở lại cuộc sống thường nhật sau sự việc nhóm đối tượng dùng súng, dao tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Quang Thái – TTXVN

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ông Ngô Văn Hồng (thôn 22, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin) tất bật cải tạo đất để chuẩn bị trồng cà phê. Những phần việc này, gia đình ông dự định thực hiện từ vài hôm trước nhưng phải dừng lại do toàn bộ diện tích nương rẫy của gia đình đều nằm trong địa phận xã Ea Ktur. Sau sự việc nhóm đối tượng dùng súng tấn công vào trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, gia đình ông đành gác lại việc lên nương rẫy bởi lo sợ. Thế nhưng, khi chứng kiến những nỗ lực của các lực lượng chức năng và cùng với công tác tuyên truyền, trấn an lòng dân của chính quyền địa phương, ông đã an tâm trở lại nương rẫy.

"Sau hành động rất tàn bạo của nhóm đối tượng vào tối 11/6, người dân rất hoang mang, lo sợ. Song đến nay thấy lực lượng chức năng truy quét gắt gao, chính quyền địa phương tuyên truyền, cung cấp thông tin kịp thời về sự việc trên loa truyền thanh nên bản thân tôi cũng như người dân trong thôn, buôn đã an tâm hơn. Với tình hình như hiện tại, chúng tôi sớm ổn định lại tâm lí và trở lại cuộc sống bình thường" - ông Hồng chia sẻ.

Cũng mở lại cửa hàng để kinh doanh hàng nông sản, xay xát lúa cho người dân sau hai ngày đóng kín cửa để bảo vệ gia đình, chị Nguyễn Thị Anh, xã Ea Ktur vẫn chưa hết thất thần. Cửa hàng chị nằm trên trục đường chính, cách trụ sở xã Ea Ktur chừng 1 km. Trong sáng ngày 11/6, khi nắm được thông tin về vụ việc, gia đình chị lo sợ nên không dám mở cửa hoạt động. Đến nay, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng biết được tình hình đã được lực lượng chức năng kiểm soát an toàn nên gia đình chị Anh mở cửa mua bán trở lại.

Chị Nguyễn Thị Anh cho biết, sau sự việc xảy ra, nhờ chính quyền, các lực lượng chức năng về bảo vệ cho buôn làng nên bản thân gia đình chị và người dân xung quanh cũng yên tâm mở cửa buôn bán, sản xuất kinh doanh, đi làm nương rẫy. Đặc biệt, khi lực lượng chức năng truy quét được một số đối tượng, người dân cũng đỡ hoang mang, càng thêm vững niềm tin.

Hành động tàn bạo của nhóm đối tượng tấn công bằng súng, dao vào trụ sở UBND hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur đã khiến lòng dân ở huyện Cư Kuin căm phẫn. Như trong lòng 1.115 giáo dân theo đạo Tin lành ở điểm sinh hoạt buôn Kniết vì đã mất đi những người cán bộ xã "vì dân, do dân". Mục sư Ae Smit (còn gọi là Y Djan Eban, 73 tuổi, trú buôn Kniết, xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) phẫn nộ "Tôi thấy đây là một hành động rất tàn bạo, từ nhỏ đến lớn chưa từng thấy nên nhiều đồng bào ở đây rất sợ hãi".

Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Cuộc sống dần trở lại bình thường ở huyện Cư Kuin ảnh 2Hoạt động kinh doanh, buôn bán của người dân nơi đây đã trở lại bình thường sau sự việc nhóm đối tượng dùng súng, dao tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Để các thôn, buôn tại hai xã Ea Tiêu, Ea Ktur (huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) sớm trở lại bình yên, ổn định cuộc sống, các lực lượng chức năng của tỉnh, chính quyền huyện, xã đã túc trực ngày đêm, nỗ lực truy quét, bắt giữ các đối tượng gây rối. Bên cạnh đó, bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, trấn an dư luận nhân dân, chỉ sau 3 ngày xảy ra vụ việc, bình yên đã lại về trên các thôn, buôn của hai xã.

Ông Nguyễn Kim May, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk cho biết, hiện tại, đời sống và tâm lý của người dân trên địa bàn 19 thôn, buôn đã yên tâm và trở lại hoạt động bình thường từ ngày 12/6. Để đảm bảo cho người dân ổn định tâm lý, sản xuất, kinh doanh sau khi sự cố xảy ra, xã đã tuyên truyền, thông báo đến hệ thống chính trị các thôn, buôn và nhân dân về sự vào cuộc cơ quan chức năng điều tra, làm chủ mọi tình huống; trấn an nhân dân không hoang mang, dao động và đã khuyến cáo người dân khi không cần thiết thì không ra ngoài vào ban đêm hoặc là sáng sớm; nâng cao ý thức cảnh giác trong nhân dân, kêu gọi người dân khi có dấu hiệu bất thường tại cơ sở thì báo ngay cho chính quyền cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý kịp thời.

Bên cạnh sự tuyên truyền của chính quyền địa phương, các điểm sinh hoạt tôn giáo cũng tích cực tuyên truyền nhằm ổn định tâm lí người dân, giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường. Mục sư Ae Smit cho biết thêm"thời gian tới, tại các đợt sinh hoạt tôn giáo, chúng tôi sẽ tập trung tuyên truyền cho bà con phải cố gắng sinh hoạt tôn giáo, làm sao tốt đời đẹp đạo và yêu nước. Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó; chấp hành đúng chỉ thị, chủ trương, chính sách của các cấp chính quyền địa phương".

Đến 17 giờ 45 phút ngày 13/6, Trung tướng Tô Ân Xô - người phát ngôn của Bộ Công an đã thông tin, trong ngày 13/6, các lực lượng truy bắt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đã bắt thêm 6 đối tượng, nâng tổng số đối tượng bị bắt giữ lên 45 đối tượng. Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục truy quét, bắt giữ các đối tượng còn lại để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể khẳng định, chính sự quyết liệt truy quét, đấu tranh bằng nhiều biện pháp kịp thời và hiệu quả, chỉ trong một thời gian ngắn bình yên đã trở lại trên các thôn, buôn của xã Ea Tiêu, xã Ea Ktur. Cũng chính từ niềm tin ấy đã giúp nhân dân chung tay cùng lực lượng chức năng vây bắt tội phạm, trở thành hậu phương vững chắc khi đưa những hộp cơm nghĩa tình đến lực lượng bảo vệ chốt chặn hoặc chung tay sẻ chia, quyên góp, hỗ trợ gia đình cán bộ, chiến sĩ, người dân bị nạn trong vụ việc.

Phóng viên TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/1, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ 17 năm 2025.

Đông đảo các em thưởng thức kẹo bông đường miễn phí tại chương trình “Tết cho em”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN

Mang Tết sum vầy, ấm áp đến với mọi nhà

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các chương trình trao quà Tết cho trẻ em, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang Tết ấm đến cho mọi nhà.

Khu cáp treo An Thới - Hòn Thơm, thành phố Phú Quốc (Kiên Giang) là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Nhiều địa phương của Campuchia mong muốn hợp tác về giao thông, vận tải, du lịch với Kiên Giang

Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.

Ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Nguyễn Hằng - TTXVN

Hậu Giang xây dựng chính quyền số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số

Sáng 19/1, tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyển đổi số và phong trào 60 ngày đêm chuyển đổi số, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số, phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của địa phương và tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử đã được tỉnh phê duyệt.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng trao Quyết định cho tân Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Quản Minh Cường. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Ông Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Ngày 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, Cao Bằng.