Toàn tỉnh có gần 23.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Vốn tín dụng cũng tạo việc làm cho trên 500 lao động; giúp trên 650 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trãi chi phí học tập; xây dựng trên 13.000 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn, giúp cho gần 2 ngàn hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn để đầu tư, phát triển sản xuất.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Thanh Triều, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang, trong những tháng cuối năm Chi nhánh tiếp tục tập trung giải ngân kịp thời nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng, trong đó quan tâm thực hiện chương trình cho vay theo Quyết định số 33/2015/QD -TTg. Đồng thời, tăng cường xử lý, thu hồi nợ đến hạn, tạo nguồn vốn cho vay quay vòng đối với các chương trình tín dụng; chấp hành nghiêm túc định mức quỹ an toàn cho trả, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí vốn.
Cùng với đó, ngân hàng tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt quan tâm đối với những đơn vị có chất lượng tín dụng chưa ổn định bền vững; thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro. Tiếp tục phối hợp tốt với hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai tập huấn nghiệp vụ cho hội đoàn thể cấp cơ sở, cán bộ ban giảm nghèo, trưởng ấp và ban quản lý tổ nhằm củng cố kiến thức về các quy trình, nghiệp vụ ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách cũng như chất lượng ủy thác của hội đoàn thể....
Ngân hàng cũng sẽ tăng cường tuyên truyền về các chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức, vận động đến từng đối tượng, người dân trong việc tham gia tạo lập nguồn vốn, cũng như nâng cao hơn nữa tính chủ động, vai trò trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tiết kiệm chi tiêu để tích luỹ vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, không ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Vốn tín dụng chính sách giúp gần 10.000 hộ ở Hậu Giang thoát nghèo. Ảnh minh họa: TTXVN |
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo ông Nguyễn Thanh Triều, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang, trong những tháng cuối năm Chi nhánh tiếp tục tập trung giải ngân kịp thời nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng, trong đó quan tâm thực hiện chương trình cho vay theo Quyết định số 33/2015/QD -TTg. Đồng thời, tăng cường xử lý, thu hồi nợ đến hạn, tạo nguồn vốn cho vay quay vòng đối với các chương trình tín dụng; chấp hành nghiêm túc định mức quỹ an toàn cho trả, sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí vốn.
Cùng với đó, ngân hàng tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt quan tâm đối với những đơn vị có chất lượng tín dụng chưa ổn định bền vững; thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý nợ bị rủi ro. Tiếp tục phối hợp tốt với hội đoàn thể nhận ủy thác triển khai tập huấn nghiệp vụ cho hội đoàn thể cấp cơ sở, cán bộ ban giảm nghèo, trưởng ấp và ban quản lý tổ nhằm củng cố kiến thức về các quy trình, nghiệp vụ ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng chính sách cũng như chất lượng ủy thác của hội đoàn thể....
Ngân hàng cũng sẽ tăng cường tuyên truyền về các chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức, vận động đến từng đối tượng, người dân trong việc tham gia tạo lập nguồn vốn, cũng như nâng cao hơn nữa tính chủ động, vai trò trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tiết kiệm chi tiêu để tích luỹ vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, không ỷ lại vào nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Duy Ba