Việt Nam nằm trong danh sách 19 nước có tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng mức độ nặng

Việt Nam nằm trong danh sách 19 nước có tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng mức độ nặng

Cùng với đó, Viện cũng cấp trên 1 triệu liều thuốc tẩy giun cho trẻ từ 24 - 60 tháng tuổi tại 22 tỉnh khó khăn - nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao.

Viện Dinh dưỡng khuyến cáo để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, các gia đình cần  đa dạng bữa ăn, phối hợp nhiều loại thực phẩm; sử dụng các loại thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng. Các gia đình nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; bữa ăn bổ sung của trẻ cần có các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng; thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu vitamin A, vitamin D.

Trẻ trong độ tuổi cần được uống vitamin A liều cao 2 lần/ năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống một liều vitamin A. Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm; thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường để phòng chống nhiễm giun. Phụ nữ trước và trong khi mang thai cần uống viên sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn. Các gia đình nên sử dụng muối i-ốt và các sản phẩm có bổ sung i-ốt trong bữa ăn hằng ngày...
 

 PGS.TS. Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng trao đổi với báo chí tại Hội nghị cộng tác viên. Ảnh: KT

PGS.TS. Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng trao đổi với báo chí tại Hội nghị cộng tác viên. Ảnh: KT 

Theo PGS.TS. Lê Bạch Mai, những năm qua, công tác phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu i-ốt vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn xếp Việt Nam vào danh sách 19 nước có tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng mức độ nặng (trên 10% trẻ <5 tuổi). Bên cạnh đó, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở nước ta vẫn còn cao so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 2014, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi thể nhẹ cân hiện vẫn ở mức 14,5% và thấp còi là 24,9%.

PGS.TS. Lê Bạch Mai nhấn mạnh: Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ để đẩy lùi “nạn đói tiềm ẩn” nâng cao năng lực lao động, trí tuệ và cuộc sống khỏe mạnh của người dân Việt Nam. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là mục tiêu của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020. Chiến lược phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng hiện nay là kết hợp đồng thời các giải pháp mà bổ sung vi chất dinh dưỡng là một giải pháp quan trọng, cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng. Tăng cường vi chất vào thực phẩm là giải pháp trung hạn. Đa dạng hoá bữa ăn là biện pháp lâu dài và bền vững. 

Cho trẻ uống vitamin A tại trường Mầm non Bình Yên (Hà Nội) ngày 25/5. Ảnh: KT

Cho trẻ uống vitamin A tại trường Mầm non Bình Yên (Hà Nội) ngày 25/5. Ảnh: KT 


Tăng cường vi chất dinh dưỡng cho các thực phẩm thiết yếu là biện pháp đơn giản, có hiệu quả, dễ đạt độ bao phủ cao và có tính bền vững để giảm thiểu sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày. Việc tăng cường vi chất dinh dưỡng bắt buộc vào thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là cần thiết và hiện đang được các cơ quan chức năng nghiên cứu, áp dụng để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam./.

Theo dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm