Việc đầu tư toàn diện vào chương trình tiêm chủng HPV, sàng lọc và điều trị ung thư cổ tử cung có thể mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội, đồng thời góp phần loại bỏ căn bệnh này khỏi xã hội Việt Nam.
Sáng 21/10, Bộ Y tế cho biết, thông qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, ngày 17/10/2022, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế ghi nhận 1 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A (H5), hiện đang sống tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Những ngày gần đây, dư luận hết sức quan tâm về việc hai lô vaccine Pfizer số 124001 và số 123002, được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tăng thêm 3 tháng sử dụng, đến ngày 28/2/2022 thay vì hết hạn ngày 30/11 như ghi trên nhãn. Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng về việc tiêm vaccine COVID-19 cho con em mình.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố, cho biết trong thời gian tới, vaccine phòng COVID-19 sẽ tiếp tục được cung ứng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, ngày 15/9, nhóm nghiên cứu bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine COVID-19 Covivac tại tỉnh Thái Bình. Dự kiến trong ngày 15/9 sẽ tiêm cho khoảng 80 người tình nguyện (riêng buổi sáng đã tiêm được trên 50 người).
Ngày 10/8, vaccine COVID-19 "made in Vietnam" Covivac bắt đầu được thử nghiệm giai đoạn 2 và sẽ triển khai tại huyện Vũ Thư (Thái Bình) với 375 tình nguyện viên, 2 nhóm được tiêm liều 3mcg và 6 mcg và 1 nhóm được tiêm giả dược. "Made in Vietnam" được hiểu là "được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam".
Trước khoăn của dư luận đối với hướng dẫn của Bộ Y tế về việc phối hợp hai loại vaccine AstraZeneca và Pfizer trong tiêm phòng COVIVID-19, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không tiêm phối hợp hai loại vaccine khác nhau khi chưa có đủ dữ liệu khoa học chứng minh hiệu quả, ngày 14/7, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia nhấn mạnh: “Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng”.
Chiều 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Tại Quyết định số 2748/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã phân bổ vaccine phòng COVID-19 Vaccine AstraZeneca đợt 4 cho 43 đơn vị trên cả nước gồm 22 Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố; các Viện, Bệnh viện, Trường Cao đẳng; các Tổng Công ty; công ty; Trung tâm pháp y các vùng miền...
Thông tin từ Bộ Y tế sáng 24/5 cho biết: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp tục tiến hành giải trình tự gene các mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân mắc COVID-19 do các địa phương gửi về để xác định biến thể của SARS-CoV-2, từ đó xác định nguồn gốc ổ dịch, các biện pháp phòng ngừa và có hướng điều trị phù hợp.
Để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc xác định nguồn gốc các biến thể của virus SARS-CoV-2, Bộ trưởng Y tế đã chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải trình tự gene các mẫu do các địa phương gửi về ở những bệnh nhân đã mắc COVID-19.
Theo Bộ Y tế, trong ngày 15/5, nước ta ghi nhận tổng cộng 169 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 4 ca mắc nhập cảnh (tại Vĩnh Long, Quảng Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đà Nẵng) và 165 ca mắc mới trong nước.
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 4/5 cho biết: Trước tình hình dịch COVID-19 ở các nước xung quanh Việt Nam đang diễn biến phức tạp, xuất hiện các chùm ca bệnh ở một số địa phương nước ta gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo các viện đầu ngành tiến hành giải trình tự gene của những người mới mắc COVID-19 để đánh giá nguy cơ, từ đó có biện pháp ngăn ngừa, phòng, chống dịch phù hợp.
Chiều tối 7/4, Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ vaccine phòng COVID-19 đợt 2 gồm 811.200 liều vaccine nhãn hiệu AstraZeneca cho 63 tỉnh, thành phố, lực lượng Công an, Quân đội, Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế.
Chiều 1/4, tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã dự Lễ tiếp nhận 811.200 liều vaccine phòng COVID-19 đầu tiên từ COVAX Facility (Cơ chế Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19) cho Việt Nam, với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI).
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương, đến 6 giờ ngày 18/2, Hải Dương có 5 ổ dịch lớn tại thành phố Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương.
Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: Các nhà khoa học của Viện đã lấy mẫu, xét nghiệm và giải tình tự gen SARS-CoV-2 trên các bệnh nhân tại khu vực phía Bắc, trong đó hầu hết là các ca nhập cảnh.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Cơ quan thường trực của Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã có 57 người tử vong vì bệnh dại tại 29 tỉnh, thành phố. Con số này cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái và đáng lo ngại vì đã có các trường hợp bệnh dại xuất hiện ở những tỉnh trước đây không có ca mắc.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, kiêm Đội trưởng Đội Điều tra, giám sát dịch đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của các phóng viên về việc điều tra, giám sát các trường hợp lây nhiễm SARS-CoV-2, trong đó, cách ly, quản lý F1 là mắt xích quan trọng nhất.
Trước thông tin thành phố Đà Nẵng sẽ tiến hành áp dụng phương pháp gộp nhóm xét nghiệm COVID-19, ngày 5/8, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Quỳnh Mai - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc áp dụng phương pháp này đang được Bộ Y tế nghiên cứu xây dựng quy trình để đưa vào thực hiện sớm nhất.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ ngày 3/4/2020 đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 233 người. 5 trường hợp trong số này đều từ nước ngoài về và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng, trường hợp còn lại là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ ngày 2/4/2020, Việt Nam đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 222 người. Trong đó 1 ca là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.
Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ ngày 1/4/2020 đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID -19 tại Việt Nam lên 212 người. Trong đó có 1 ca là nhân viên Công ty TNHH Trường Sinh, 1 ca bị nhiễm bệnh trong cộng đồng và 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tới 18 giờ chiều 31/3, Việt Nam đã ghi nhận thêm 3 ca mắc mới. Trong số này 1 người là nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Sinh; 2 người liên quan tới bệnh nhân 124.