Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cả làng Kloong chờ đón 5 thanh niên trở về sau khi bị lừa bán qua Campuchia. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Ngăn chặn bẫy “việc nhẹ, lương cao” ở Tây Nguyên (Bài cuối)

Bẫy “việc nhẹ, lương cao” được các đối tượng lừa đảo thực hiện thành công có một phần nguyên nhân từ nhận thức của chính các nạn nhân, khi quá tin tưởng vào lời mời chào về công việc với mức lương đáng mơ ước trên mạng xã hội. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp căn cơ để ngăn chặn tình trạng trên. Đồng thời, việc đào tạo nghề, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động cũng là giải pháp lâu dài, góp phần phá vỡ bẫy “việc nhẹ, lương cao” của các đối tượng lừa đảo ở Tây Nguyên.
Bộ đội biên phòng tỉnh Gia Lai làm thủ tục trao trả các nạn nhân cho gia đình sau khi hỗ trợ đưa họ từ cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh về. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Ngăn chặn bẫy “việc nhẹ, lương cao” ở Tây Nguyên (Bài 2)

Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, các đối tượng lừa đảo đã tìm cách “móc nối” với các nạn nhân, rồi dùng “mật ngọt” để dụ dỗ “con mồi” sang làm việc trái phép tại Campuchia. Điều đáng nói, các công ty sử dụng lao động trái phép này lại dùng chính các nạn nhân để câu thêm “con mồi” thông qua mạng xã hội như zalo, facebook… Các đối tượng lừa đảo nhắm tới nhóm nạn nhân ở độ tuổi thanh, thiếu niên, bởi đây là nhóm tuổi dễ bị kích động, có mong muốn tìm được các công việc có thu nhập cao.
 Y Liên (thứ hai từ phải sang) chia sẻ câu chuyện của mình. Ảnh: Dư Toán – TTXVN

Ngăn chặn bẫy “việc nhẹ, lương cao” ở Tây Nguyên (Bài 1)

Từ tháng 7/2022, liên tiếp các vụ việc người lao động tại Việt Nam bị dụ dỗ xuất cảnh trái phép để làm việc ở các công ty ở Campuchia đã được lực lượng chức năng phát hiện, giải cứu hoặc hỗ trợ đưa về với gia đình. Tại khu vực Tây Nguyên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, người lao động trẻ tuổi, các đối tượng lừa đảo đã tìm cách móc nối, tìm kiếm “con mồi” để đưa sang nước bạn. Do “nhẹ dạ, cả tin”, nhiều nạn nhân đã nghe theo lời xúi giục, rơi vào cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”, gây nhiều hoang mang, lo lắng cho gia đình, người thân. Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết giúp nhận diện rõ thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, nâng cao nhận thức cho người dân, không để tái diễn tình trạng trên.