Sau sự cố nứt vỉa hè tại gói thầu số 1 của dự án Kè sông Cần Thơ, mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư - xây dựng thành phố Cần Thơ tiếp tục ghi nhận hiện tượng nứt dọc cục bộ tại một số vị trí vỉa hè đã được lát gạch Terazzo thuộc gói thầu số 4.
Ngày 3/5, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký Công điện số 06/CĐ-UBND về việc tạm dừng các hoạt động không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, từ 17h ngày 3/5/2021, thành phố Hà Nội tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo; tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè đến khi có chỉ đạo mới của UBND thành phố Hà Nội.
Ngày 17/7, Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, việc chuẩn bị để triển khai Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè theo Nghị quyết của HĐND Thành phố đã hoàn thiện và sẽ thực hiện thí điểm kể từ ngày 01/8/2018 trên địa bàn quận 1, quận 5 và quận 10.
Việc tổ chức lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường đỏi hỏi phải có lộ trình và giải pháp đồng bộ, mang tính bền vững, không làm theo phong trào nên cần có sự phối hợp đồng bộ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đạt được chỉ tiêu đề ra theo cam kết.
Song song với tăng cường quản lý trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua, việc quy hoạch bán buôn hàng rong, chợ tự phát trên địa bàn của thành phố cũng từng bước được giải quyết với những đề án, mô hình kinh doanh sáng tạo. Đặc biệt, sự vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống chính trị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân thành phố.
Tối 22/3/2017, đoàn kiểm tra quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh do ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND quận dẫn đầu phối hợp với các lực lượng công an, quản lý trật tự đô thị, Cảnh sát giao thông và lực lượng PCCC ra quân kiểm tra và lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường.
Ngày 15/3, nhiều địa phương trong cả nước đã ra quân tuyên truyền, xử lý những trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè nhằm trả lại hành lang cho người đi bộ, tạo mỹ quan đô thị.
Trong thời gian qua, dư luận đặc biệt quan tâm vào chủ trương và cách làm quyết liệt của UBND quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giành trật tự đô thị đã bị xâm phạm trong suốt thời gian dài.
Trong những ngày qua, dư luận cả nước đặc biệt chú ý việc Thành phố Hồ Chí Minh kiên quyết “đòi lại vỉa hè” bằng việc triển khai cho lắp barie trên vỉa hè của một số đường phố thuộc địa bàn Quận 1 nhằm ngăn chặn người đi xe máy, bảo đảm an toàn cho người đi bộ, góp phần lập lại trật tự đô thị… Tiếp theo là tuyên bố của ông Phó Chủ tịch UBND rằng, nếu không lấy lại được vỉa hè thì “cởi áo về vườn”.
Ngay từ đầu tháng 2, UBND Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng loạt ra quân, tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử phạt tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lề đường với quyết tâm lấy lại vỉa hè cho người đi bộ.
Thời gian gần đây, việc Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 – Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm lắp vật cản barie trên một số tuyến đường quận 1 (Pasteur, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm...) nhằm hạn chế phương tiện đi trên vỉa hè, giành phần đường của người đi bộ đang nhận được sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều từ người dân, kể cả cơ quan quản lý Nhà nước.
Mặc dù là năm thứ 3 Hà Nội triển khai “Năm trật tự văn minh đô thị” nhưng thực tế tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn tái diễn ở nhiều nơi, nhất là những con phố tập trung kinh doanh buôn bán như phố cổ, phố cũ; hoặc những nơi gần trường học, khu chung cư, tập thể.