Thế hệ trẻ bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng, xoang

Thế hệ trẻ bảo tồn Không gian văn hóa cồng chiêng, xoang

Ngày 1/3, tại nhà rông Kon Klor, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Kon Tum tổ chức Liên hoan cồng chiêng, múa xoang, thi trang phục thổ cẩm lần thứ 7 năm 2025. Liên hoan thu hút sự tham gia của 16 đội, với gần 1.080 học sinh tham gia; trong đó, có 314 em tham gia cồng chiêng; 485 em trình diễn múa xoang, 281 em tham gia trình diễn trang phục thổ cẩm.

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên đại ngàn “mùa con ong đi lấy mật”

Tây Nguyên, xứ sở của những thiên sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, nơi có những con đường uốn lượn qua những cánh rừng già, nơi những bản làng mộc mạc ẩn hiện giữa mây trời, nơi văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc dân tộc hòa quyện cùng nhịp sống hiện đại luôn có sức mê hoặc lạ kỳ.

Đoàn nghệ nhân huyện Lắk tham gia Liên hoan và xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Sức sống mới của văn hóa cồng chiêng

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk lần thứ 3, năm 2024 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức đã thành công tốt đẹp. Lễ bế mạc Liên hoan diễn ra chiều 1/9 tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng KoTam.

Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Sỹ Huynh - TTXVN

Kon Tum bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng

Hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa cồng chiêng Kon Tum nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung gặp nhiều khó khăn. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum đã có nhiều chương trình, hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, điển hình là đề án “Bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020”.
Gia Lai nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng

Gia Lai nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng

Với hơn 5.000 bộ cồng chiêng trên địa bàn, chiếm hơn một nửa số bộ cồng chiêng tại Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Hầu hết các buôn làng ở Gia Lai đều có những đội cồng chiêng do những nghệ nhân, già làng làm nòng cốt. Những năm gần đây, sự xuất hiện của các đội chiêng nhí, chiêng nữ tại các buôn làng cho thấy văn hóa cồng chiêng tại đây đã và đang được kế thừa, phát huy một cách mạnh mẽ.
Người trẻ Ba Na tự hào về văn hóa cồng chiêng

Người trẻ Ba Na tự hào về văn hóa cồng chiêng

B“Mình sinh ra trong tiếng cồng chiêng, ăn gạo mới trong tiếng cồng chiêng, lấy chồng trong tiếng cồng chiêng... Được học múa và chơi cồng chiêng là niềm tự hào của mình và mỗi thanh niên Ba Na” - Đó là lời tâm sự của Đinh Thị Nhàn sau một buổi tập của đội cồng chiêng tại xã Đăk Mang, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.