Đề tài thuộc hướng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong y tế do Tiến sỹ Trần Giang Sơn, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, làm Chủ nhiệm.
Các thống kê gần đây của Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu ung thư cho thấy, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, trong năm 2018 ung thư phổi chiếm vị trí số 2 trong các dạng ung thư cả về số ca mắc mới (23.667 ca, chiếm 14,4% tổng số ca mới mắc) và số ca tử vong (20.710 ca, chiếm 18,0% tổng số ca tử vong). Ung thư phổi chia làm hai dạng chính là ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm 15%, và ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm 85%.
Tiến sỹ Trần Giang Sơn cho biết: Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đề tài đã xây dựng thành công mô hình phát hiện và nhận dạng vị trí, kích thước các nốt, khối u phổi trên ảnh chụp cắt lớp vi tính; đồng thời xây dựng thành công mô hình phân loại các nốt, khối u phổi trên ảnh chụp là lành tính hay ác tính. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng được bộ dữ liệu ảnh cắt lớp vi tính mẫu về ung thư phổi ở Việt Nam.
Việc xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ phân tích và gán nhãn dữ liệu ảnh cắt lớp vi tính về ung thư phổi và xây dựng được hệ thống phần mềm nhận dạng ảnh có ý nghĩa bước đầu trong việc hỗ trợ bác sỹ phát hiện và nhận dạng các nốt, khối u phổi, qua đó giúp giảm tải công việc cho các bác sỹ tại các bệnh viện tuyến trung ương.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo trong thời đại công nghệ 4.0, ngành y tế đã và đang đẩy mạnh ứng dụng của khoa học công nghệ vào các hoạt động khám chữa bệnh. Điều này cho thấy hệ thống phần mềm hỗ trợ bác sỹ trong chẩn đoán bệnh là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đoán bệnh không chỉ giúp giảm tải cho bác sỹ ở các bệnh viện tuyến trung ương mà còn hỗ trợ các bác sỹ ở tuyến tỉnh, các bác sỹ ở vùng sâu vùng xa trong việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn và hiệu quả hơn.
Các thống kê gần đây của Hiệp hội Quốc tế về nghiên cứu ung thư cho thấy, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ trên thế giới. Ở Việt Nam, trong năm 2018 ung thư phổi chiếm vị trí số 2 trong các dạng ung thư cả về số ca mắc mới (23.667 ca, chiếm 14,4% tổng số ca mới mắc) và số ca tử vong (20.710 ca, chiếm 18,0% tổng số ca tử vong). Ung thư phổi chia làm hai dạng chính là ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm 15%, và ung thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm 85%.
Tiến sỹ Trần Giang Sơn cho biết: Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đề tài đã xây dựng thành công mô hình phát hiện và nhận dạng vị trí, kích thước các nốt, khối u phổi trên ảnh chụp cắt lớp vi tính; đồng thời xây dựng thành công mô hình phân loại các nốt, khối u phổi trên ảnh chụp là lành tính hay ác tính. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng được bộ dữ liệu ảnh cắt lớp vi tính mẫu về ung thư phổi ở Việt Nam.
Việc xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ phân tích và gán nhãn dữ liệu ảnh cắt lớp vi tính về ung thư phổi và xây dựng được hệ thống phần mềm nhận dạng ảnh có ý nghĩa bước đầu trong việc hỗ trợ bác sỹ phát hiện và nhận dạng các nốt, khối u phổi, qua đó giúp giảm tải công việc cho các bác sỹ tại các bệnh viện tuyến trung ương.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo trong thời đại công nghệ 4.0, ngành y tế đã và đang đẩy mạnh ứng dụng của khoa học công nghệ vào các hoạt động khám chữa bệnh. Điều này cho thấy hệ thống phần mềm hỗ trợ bác sỹ trong chẩn đoán bệnh là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, hệ thống phần mềm hỗ trợ chẩn đoán bệnh không chỉ giúp giảm tải cho bác sỹ ở các bệnh viện tuyến trung ương mà còn hỗ trợ các bác sỹ ở tuyến tỉnh, các bác sỹ ở vùng sâu vùng xa trong việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn và hiệu quả hơn.
Hoàng Nam