Ứng dụng công nghệ số để bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian

Người Cor là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi), Nam Trà My và Núi Thành (Quảng Nam). Với đồng bào dân tộc Cor, đấu chiêng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, là di sản văn hóa phi vật thể góp ph
Người Cor là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi), Nam Trà My và Núi Thành (Quảng Nam). Với đồng bào dân tộc Cor, đấu chiêng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, là di sản văn hóa phi vật thể góp ph

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”.

Ứng dụng công nghệ số để bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian ảnh 1

Người Cor là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà (Quảng Ngãi), Nam Trà My và Núi Thành (Quảng Nam). Với đồng bào dân tộc Cor, đấu chiêng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, là di sản văn hóa phi vật thể góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa cồng chiêng nói riêng và nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung. Ảnh: TTXVN

Đề án hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian; tăng cường tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm văn học dân gian trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời đưa các tác phẩm văn học dân gian vào các sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa nhằm định hướng cho người dân ý thức giữ gìn, bảo tồn văn học dân gian của dân tộc.

Đề án nêu rõ, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số phải gắn kết, kết nối chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, dân ca, dân vũ, dân nhạc…; đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như: giáo dục, an ninh, thông tin và truyền thông.

Bên canh đó, cần tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các dân tộc thiểu số, đặc biệt là các tác phẩm, thể loại có nguy cơ mai một cao.

“Trong quá trình bảo tồn giá trị văn học dân gian cần có sự tiếp thu, phát triển, đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được những nội dung cơ bản, cốt lõi mang bản sắc dân tộc trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc thiểu số. Phát huy hiệu quả vai trò của các nghệ nhân và những người trực tiếp nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân tộc thiểu số”, Đề án nhấn mạnh.

Trong giai đoạn 2023 - 2026, Đề án tập trung sưu tầm, nghiên cứu và tổ chức thực hiện kiểm kê hàng năm để lập danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể về văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

Theo đó, phấn đấu sưu tầm, số hóa, xuất bản 40% tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, xây dựng cơ sở dữ liệu số về văn học dân gian các dân tộc thiểu số để lưu trữ, nghiên cứu, tổ chức xuất bản, phát huy, truyền dạy; 40% các tác phẩm văn học dân gian của các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một được áp dụng các biện pháp bảo tồn, tư liệu hóa; 50% tác giả, nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; 50% công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, tác giả dân gian, già làng, trưởng bản, người có uy tín... được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số.

Đề án hướng tới mục tiêu: 40% trường dân tộc nội trú và các cấp trường tại địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số đưa thể loại văn học dân gian vào hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan cho học sinh. Hình thành được 3-5 câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian/ một xã vùng dân tộc thiểu số để thực hành, biểu diễn và trao truyền các thể loại văn học dân gian.

Trong giai đoạn 2027 - 2030, Đề án đề ra nhiệm vụ phấn đấu hoàn thành công tác kiểm kê, đánh giá, phân loại và lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể các thể loại văn học dân gian của các dân tộc thiểu số trên quy mô cả nước; hoàn thành 80% các mục tiêu kể trên.

Đề án đề ra nhiệm vụ xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hội về văn học nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số, cũng như khuyến khích việc xã hội hóa trong hoạt động này.

Bên cạnh đó, thực hiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian hiện có; bổ sung (bao gồm số hóa) tài nguyên thông tin của hệ thống thư viện công cộng và đưa ra phục vụ người dân; duy trì các lớp truyền dạy văn học dân gian cho thanh, thiếu niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nghiên cứu, đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm