Tuyển sinh Đại học 2025: Đảm bảo công bằng khi quy đổi các phương thức xét tuyển về thang điểm chung

Một trong những điểm mới đáng chú ý dự kiến được đưa vào Quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 đó là các trường đại học buộc phải quy đổi tương đương các phương thức và tổ hợp xét tuyển về một thang điểm chung. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc này sẽ đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh. Tuy nhiên, hiện nay, trong khi chờ đợi quy chế tuyển sinh chính thức được ban hành, nhiều cơ sở đào tạo còn đang cân nhắc công thức quy đổi điểm như thế nào để phù hợp và công bằng khi có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, sử dụng điểm từ các kỳ thi khác nhau.

potal-thanh-hoa-soi-noi-chuong-trinh-tu-van-tuyen-sinh-huong-nghiep-2025-7802355.jpg
Ngày 12/1/2025, Chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do Báo Tuổi Trẻ chủ trì tổ chức diễn ra tại Trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa. Đây là năm thứ 23 của Chương trình và lần thứ 9 diễn ra tại Thanh Hóa, là sự kiện giáo dục quan trọng thu hút đông đảo học sinh trung học phổ thông, phụ huynh, đơn vị giáo dục đến tham dự, tìm hiểu thông tin. Ảnh: Khiếu Tư - TTXVN

Khắc phục hạn chế trong cách tính điểm xét tuyển

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm qua, hầu hết các trường phân bổ chỉ tiêu riêng cho từng phương thức xét tuyển, thậm chí cho từng tổ hợp môn xét tuyển, từ đó áp dụng các tiêu chí xét tuyển để tính điểm xét của thí sinh và xác định điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho tới hết chỉ tiêu của từng phương thức, tổ hợp môn xét tuyển. Điều này giúp các trường có thể sử dụng xét tuyển sớm để chủ động hoàn thành kế hoạch tuyển sinh. Song cũng từ đây xuất hiện những vấn đề như chênh lệch điểm trúng tuyển một cách bất hợp lý giữa các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển, đồng thời đẩy điểm chuẩn của phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông lên rất cao do chỉ tiêu dành cho phương thức này không còn nhiều. Từ đó, gây bất công bằng về cơ hội cho những thí sinh không có điều kiện tiếp cận nhiều phương thức xét tuyển.

Vì vậy, dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh năm 2025 áp dụng quy đổi tương đương điểm xét tuyển của các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển về một thang điểm chung, thống nhất đối với mỗi chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo, trên cơ sở đó xác định điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu của chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo, trừ trường hợp xét tuyển thẳng, xét tuyển sớm các thí sinh có năng lực, thành tích vượt trội…

Dự thảo cũng quy định cách thức quy đổi phải bảo đảm cơ hội cho mọi thí sinh có thể đạt mức điểm tối đa của thang điểm chung, đồng thời không có thí sinh nào có điểm xét vượt mức điểm tối đa này. Các cơ sở đào tạo sẽ phải nghiên cứu để quy định lại việc cộng điểm các chứng chỉ ngoại ngữ và các điểm cộng ưu tiên khác, hạn chế việc lạm dụng gây bất công bằng giữa các thí sinh. Tất cả thí sinh dự tuyển vào một ngành đào tạo sẽ được xét tuyển một cách công bằng dựa trên một thang điểm chung và một điểm chuẩn trúng tuyển chung, cơ hội trúng tuyển của những thí sinh có năng lực thực sự sẽ tăng lên và chất lượng đầu vào của các trường cũng tăng theo.

Trên thực tế, trong những mùa tuyển sinh trước, một số trường đại học đã thực hiện quy đổi điểm xét tuyển của các phương thức về thang điểm 30 như: Đại học Kinh tế Quốc dân; Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Đối với việc quy đổi điểm môn Ngoại ngữ, năm 2025, nhiều trường đại học cũng dự kiến cho phép thí sinh quy đổi chứng chỉ IELTS thành điểm môn tiếng Anh khi xét tuyển theo một số phương thức như: xét học bạ, xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét tuyển kết hợp.

Cụ thể như, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… cho phép quy đổi chứng chỉ IELTS sang điểm môn Tiếng Anh đối với một số phương thức như xét tuyển kết hợp, xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, xét học bạ.

Trong đó, Đại học Kinh tế Quốc dân yêu cầu thí sinh phải đạt 7.5 IELTS trở lên mới được quy đổi thành 10 điểm. Đối với Học viện Ngân hàng, thí sinh sẽ được quy đổi thành 10 điểm khi có IELTS 8.0 trở lên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho phép thí sinh có IELTS từ 4.0 trở lên có thể quy đổi để thay thế điểm môn tiếng Anh thành 6 điểm; thí sinh đạt IELTS 6.0 trở lên sẽ được tính là 10 điểm môn Tiếng Anh khi xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Tính toán cách thức quy đổi để đảm bảo công bằng

Bày tỏ băn khoăn về quy định này, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: Việc quy đổi điểm giữa các phương thức xét tuyển có thể làm mất đi ý nghĩa ban đầu của từng phương thức. Điểm học bạ phản ánh quá trình học tập kéo dài ba năm cấp trung học phổ thông, trong khi điểm thi tốt nghiệp hoặc bài thi đánh giá năng lực lại mang tính chất kiểm tra kiến thức tại một thời điểm nhất định. Nếu không có phương pháp quy đổi hợp lý, học sinh có điểm học bạ cao nhưng điểm thi thấp có thể được hưởng lợi, trong khi những học sinh có năng lực thực sự nhưng điểm học bạ không đẹp có thể bị thiệt thòi. Điều này làm giảm sự công bằng trong xét tuyển và có thể khiến các trường gặp khó khăn trong tuyển chọn đúng đối tượng phù hợp.

Ngoài ra, sự khác biệt về nội dung và mục tiêu giữa các kỳ thi cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông kiểm tra kiến thức nền tảng theo chương trình phổ thông, trong khi các bài thi đánh giá năng lực của đại học có tính phân hóa cao, đòi hỏi tư duy logic. Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL lại tập trung vào khả năng sử dụng ngôn ngữ toàn diện. Việc quy đổi kết quả của những hệ thống đánh giá khác nhau về cùng một thang điểm không thể phản ánh đúng khả năng thực sự của thí sinh.

Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khoát, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, việc áp dụng thang điểm chung với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo là một hướng đi tích cực, giúp tạo ra thước đo chuẩn, thống nhất cho tất cả các phương thức xét tuyển. Điều này sẽ đảm bảo tính đồng bộ và công bằng giữa các tổ hợp xét tuyển khác nhau. Việc áp dụng thang điểm chung cũng không ảnh hưởng đến chất lượng thí sinh trúng tuyển. Bởi, chất lượng thí sinh phụ thuộc chủ yếu vào quá trình học tập xuyên suốt ở bậc trung học phổ thông, thang điểm chung chỉ là một yếu tố hỗ trợ trong xét tuyển.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp (Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng nhận định, việc quy đổi về thang điểm chung là phương án tạo ra nhiều điểm có lợi cho thí sinh. Mức điểm chuẩn mỗi chương trình đào tạo của các trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có thang đo chung. Các trường sẽ phải tính toán, phân tích số liệu các năm tuyển sinh trước đây để đưa ra hệ số quy đổi chính xác nhất, công bằng nhất cho các thí sinh.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Duy Hải, trên thực tế, các trường tốp dưới sẽ không gặp khó khăn khi quy đổi thang điểm vì tuyển sinh chủ yếu bằng học bạ và điểm thi trung học phổ thông. Đây là hai phương thức có tỷ lệ tương quan khá cao nên việc quy đổi giữa điểm thi trung học phổ thông và học bạ khá tương đồng. Cái khó nằm ở các trường tốp trên, những trường đa dạng các hình thức xét tuyển như sử dụng chứng chỉ quốc tế, dùng các bài thi riêng. Khi đó, các trường cần xem xét kỹ việc quy đổi về cùng điểm học bạ và điểm thi tốt nghiệp.

Cùng nêu vấn đề về công thức để có ngưỡng quy đổi chung, Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) cũng cho rằng, việc này cần bàn bạc và đánh giá trên các số liệu. Các trường phải quy định rõ ràng phương pháp và cách thức quy đổi để đảm bảo tính công bằng.

Về mặt kỹ thuật, việc quy đổi điểm không quá phức tạp nhưng nếu quy đổi mà không phân biệt các phương thức xét tuyển, điểm chuẩn chung sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thí sinh trúng tuyển. Do đó, nếu tiến hành quy đổi điểm về một mức điểm chuẩn chung, cơ sở đào tạo cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo tính công bằng cho tất cả thí sinh.

Việt Hà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xóa nhà tạm, nhà dột nát là mệnh lệnh từ trái tim, lương tri, trách nhiệm với cộng đồng

Chiều 10/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) chủ trì Phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình và nhiệm vụ thời gian tới.

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Mở rộng diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi

Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký Thông báo kết luận số 75-TB/TW ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Mô hình 5+1 ở Đắk Song (Đắk Nông) đang tạo làn gió mới thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo một cách bền vững. Trong ảnh: Một góc khu dân cư vùng dân tộc thiểu số ở xã biên giới Thuận Hà.

Hiệu quả mô hình 5+1 ở Đắk Song

Với cách làm sáng tạo, mô hình 5+1 (5 đảng viên giúp 1 hộ thoát nghèo) được triển khai tại huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã và đang giúp nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vượt qua khó khăn, tạo đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào…

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 luật được Quốc hội thông qua

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 3 luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn danh sách và số lượng Phó Chủ nhiệm, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm tại các Ủy ban của Quốc hội khóa XV.