Chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn, thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên Huyện đoàn Tương Dương đã phát huy tinh thần, nhiệt huyết, sức trẻ, tiên phong xung kích thực hiện nhiệm vụ, qua đó góp phần giúp địa phương kiên cố hóa nhà ở cho nhân dân, hiện thực hóa giấc mơ có nhà ở mới cho người nghèo.
Vào lúc 15 giờ 20 phút ngày 2/3, tại miền núi xã Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã xảy ra dông lốc kèm theo mưa đá. Hiện tượng thời tiết này diễn ra trong thời gian dài khiến nhiều người dân tại các bản vùng cao bất ngờ và lo lắng cho hoa màu, ruộng vườn.
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 2 xã biên giới Nhôn Mai, Mai Sơn (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) lại tìm đến “Ngôi nhà thiện nguyện sao xanh” để lựa chọn các mặt hàng nhu yếu phẩm miễn phí.
Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất cả nước, sinh sống duy nhất ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Năm 2006, đồng bào chuyển về sinh sống tại bản tái định cư Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương) để nhường đất xây dựng Thủy điện Bản Vẽ. Trong 18 năm định cư tại nơi ở mới, đồng bào Ơ Đu đã nỗ lực phát triển kinh tế, phá thế độc canh cây lúa trên nương rẫy, xây dựng bản làng ấm no, khởi sắc và đặc biệt chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa độc đáo, riêng có.
Trong tâm thức của đồng bào các dân tộc Ơ Đu, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ,… ở Nghệ An, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành sự kiện trọng đại, được người dân háo hức mong chờ.
Liên quan đến vụ việc 2 học sinh nam lớp 3, Trường Tiểu học Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An cùng có hộ khẩu thường trú tại xã Xá Lượng khi tắm trên sông Nậm Mộ bị nước cuốn trôi mất tích vào chiều 1/11, đại diện chính quyền xã Xá Lượng cho biết, sau hơn 2 ngày nỗ lực tìm kiếm, vào lúc hơn 13 giờ ngày 3/11, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cháu K.B.Tr (8 tuổi).
Sáng 2/11, đại diện chính quyền xã Xá Lượng, (huyện Tương Dương, Nghệ An) đã xác nhận thông tin: Các lực lượng chức năng cùng người dân địa phương, gia đình vẫn đang tổ chức tìm kiếm hai học sinh mất tích, nghi bị đuối nước trên lưu vực sông Nậm Mộ.
Những năm qua, nhờ sự chung tay bảo vệ của cộng đồng dân bản, rừng săng lẻ luôn được gìn giữ vẹn nguyên, mang vẻ đẹp tự nhiên và trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.
Ngày 14/5, Công an huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết vừa phá thành công chuyên án, bắt 3 đối tượng về hành vi “Mua bán người dưới 16 tuổi”, giải cứu 3 nạn nhân là trẻ em trước khi bị các đối tượng bán sang nước ngoài.
Trong tâm thức người Thái ở miền Tây xứ Nghệ, cồng chiêng là báu vật, gia bảo, biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Cồng chiêng hiện diện, gắn bó mật thiết với đồng bào Thái tại những sự kiện trọng đại như Tết Nguyên đán của dân tộc, lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới, làm vía...
Na Ngân là một trong 9 bản của xã Nga My (huyện Tương Dương, Nghệ An) thuộc diện khó khăn, nằm cách trung tâm xã hơn 20 km. Điểm trường Mầm non Na Ngân (thuộc Trường Mầm non Nga My, xã Nga My) có 32 học sinh từ 1 đến 5 tuổi, là con em dân tộc Thái trong bản.
Được sự đồng ý của Hội đồng bầu cử Quốc gia, 207 khu vực thuộc 4 huyện miền núi, biên giới: Kỳ Sơn, Con Cuông, Quế Phong và Tương Dương của tỉnh Nghệ An sẽ được bỏ phiếu sớm vào ngày 21/5. Mặc dù điều kiện giao thông gặp nhiều khó khăn nhưng công tác tuyên truyền, vận động đã và đang được chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể gấp rút thực hiện, chuẩn bị đầy đủ để ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đúng theo thời gian được quy định và trở thành ngày hội của cử tri.
Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người dân, học sinh địa bàn miền núi Nghệ An đón Tết Nguyên đán 2021 đầy đủ, ấm áp hơn, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Nghệ An đã phát động chương trình “Xuân ấm áp - Tết sẻ chia 2021”. Chương trình đã có nhiều cách làm thể hiện được sự sáng tạo, sức trẻ, phát huy được tinh thần trách nhiệm đối với cuộc sống cộng đồng.
Nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua bán cây đào phục vụ Tết nguyên đán năm 2021, tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương, ngành kiểm lâm và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan đến bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Sáp nhập trường lớp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của các trường học hiện nay ở Nghệ An, đặc biệt năm học 2020 – 2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới và chuẩn bị tiền đề cho những năm học đổi mới tiếp theo.
Khoảng 16 giờ ngày 21/4 trên địa bàn các xã Xá Lượng, Lượng Minh, Lưu Kiền, Yên Na (huyện Tương Dương) xuất hiện lốc xoáy, gió giật mạnh, kèm theo mưa đá. Theo thống kê chưa đầy đủ của chính quyền địa phương đã có hàng chục ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng; nhiều diện tích hoa màu bị hư hại.
Là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), dân tộc Ơ Đu cũng có truyền thống tự dệt vải và may trang phục cho dân tộc mình. Bộ trang phục nam giới của dân tộc cũng có nhiều nét độc đáo riêng so với các dân tộc khác.
Ngày 20/10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Khơ Mú đến từ huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đã tái hiện lễ hội cầu mùa đặc sắc của dân tộc mình.
Tối 7/9 (tức mùng 9/8 Âm lịch), tại xã biên giới Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), các thành viên Câu lạc bộ Liên quân báo chí Nghệ An phối hợp với UBND huyện Tương Dương tổ chức Tết Trung thu sớm cho hơn 650 em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Khi mùa lúa rẫy kết thúc, mâm cơm mới cúng tổ tiên đã xong, thì đó cũng là lúc người Thái ở vùng cao Tương Dương, Kỳ Sơn (Nghệ An) vào rừng chặt cây tre gai non về làm cơm lam - món ăn giản dị mang hương vị đặc trưng núi rừng của đồng bào.
Sáng 18/9, các ngành chức năng ở xã Yên Tĩnh và huyện Tương Dương (Nghệ An) đang tập trung khắc phục hậu quả lũ quét với cường độ mạnh, bất ngờ, xảy ra vào tối 17/9 trên địa bàn xã.
Nằm trên đỉnh núi Huồi Cọ, 46 hộ, hơn 300 người dân đồng bào Mông của bản Huồi Cọ, xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn giữ gần vẹn nguyên bản sắc độc đáo của dân tộc mình.
Theo kế hoạch, sáng 20/8, học sinh các bậc Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở tại Nghệ An sẽ tựu trường để chuẩn bị khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, nhiều điểm trường bị thiệt hại nặng do mưa lũ gây ra nên hàng ngàn học sinh thuộc các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông vẫn chưa thể tựu trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng giai đoạn 2018- 2020.
“Nếu em cũng chọn việc nhẹ nhàng như những bạn khác, những việc khó ở vùng đất khó khăn này ai sẽ đảm đương. Là phụ nữ nhưng em tự tin mình có thể làm những việc khó để phần nào giúp đỡ bà con dân bản thoát nghèo”, đó là những lời tâm sự mộc mạc, chân thành của Lương Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương (Nghệ An), một trong 600 tri thức trẻ tình nguyện xông pha vùng đất khó.
Nghệ An là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trong tỉnh hiện có trên 500.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu...) cùng sinh sống.
Với lợi thế hơn 7000 ha diện tích mặt nước của 2 lòng hồ thủy điện Khe Bố và thủy điện bản Vẽ, thời gian qua, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã tuyên truyền, vận động và hỗ trợ một phần kinh phí, để bà con đầu tư nuôi cá lồng, phát triển kinh tế, có thêm thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.