Dự án tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử - khảo cổ học Hắc Y gắn với phát triển du lịch xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên được UBND tỉnh Yên Bái đầu tư với tổng vốn gần 22 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành sau 3 năm.
Ngày 11/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 822/QĐ –TTg ngày 11/7/2023 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Ngày 26/5, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân Quận 5 (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Tầm quan trọng, giá trị lịch sử Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bị giam giữ và hy sinh”.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 51 di tích được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh và cấp quốc gia. Theo đó, địa phương có 37 di tích thuộc loại hình di tích lịch sử cách mạng, 10 loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật, 3 loại hình di tích lưu niệm danh nhân và 1 danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Hệ thống các di sản lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh đều thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa.
Ngày 11/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Quyết định số 42/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế.
Ngày 19/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khởi công dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân.
Ngày 27/12, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức khánh thành dự án tu bổ, cải tạo, nâng cấp các điểm di tích lịch sử của Văn phòng Trung ương Đảng tại Tuyên Quang. Dự lễ khánh thành có các đồng chí: Lê Minh Hưng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Chẩu Văn Lâm, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang cùng lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.
Tây Ninh phấn đấu đến cuối năm 2020 sẽ thực hiện việc tu bổ, tôn tạo những di tích, hạng mục di tích đang xuống cấp nghiêm trọng (gồm 22 di tích), trong đó có Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Bàu Rong (Ban An ninh Tây Ninh), Căn cứ Thanh niên cách mạng Trảng Bàng tại rừng Rong, địa đạo An Thới, Di tích Rạch Tràm, tháp cổ Bình Thạnh, Gò Cổ lâm, đình Hiệp Ninh, đền thờ và lăng mộ Huỳnh Công Thắng…
Tỉnh Vĩnh Phúc có 472 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Việc trùng tu, tôn tạo và quản lý các di tích lịch sử, văn hóa đã được các cấp, các ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện, góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp cho đời sau.
Với gần 6000 di tích lịch sử, văn hóa, Hà Nội là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước. Thời gian qua, dù thành phố đã quan tâm, đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, song nhiều công trình vẫn xuống cấp nghiêm trọng. Sự tác động của con người và đặc biệt là sức tàn phá của thời gian, thiên nhiên khiến các di tích xuống cấp từng ngày, đòi hỏi phải được tu bổ, tôn tạo kịp thời.