Như chia sẻ của một nhà nghiên cứu, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã ngấm vào máu thịt của mỗi người dân, quen thuộc như bờ ao, lũy tre, ruộng vườn, trăng sao, hoa lá, bầu trời Việt Nam.
Bìa “Truyện Kiều”
|
Những người dân bình thường giản dị tiếp nhận “Truyện Kiều” bằng cách đọc hoặc nghe người khác kể lại; ai cũng thuộc một vài câu trong số 3.254 câu thơ của “Truyện Kiều”. Họ còn sáng tác ra các hình thức “thưởng Kiều” dân gian mà đặc sắc như: Nhại Kiều, đố Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều... rồi bói Kiều vào các ngày lễ Tết, rằm, lúc gia đình có những việc đại sự, quan trọng.
Tầng lớp tri thức lại tiếp nhận “Truyện Kiều” một cách bác học hơn như phê bình, đánh giá theo tư tưởng đạo đức nho giáo, đi sâu phân tích nội tâm của từng nhân vật, tìm hiểu sự tác động của “Truyện Kiều” đối với đời sống con người...
Bên cạnh đó, “Truyện Kiều là một nguồn cảm hứng khơi mào cho hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau như: Kịch, tuồng, thơ ca, phim ảnh, hội họa, âm nhạc, cải lương... đặc biệt là lĩnh vực thơ ca. Mỗi nhà thơ đi tìm cảm hứng cho riêng mình ngay trong thiên truyện. Cảm hứng xuất phát từ số phận cho đến tình duyên, từ những nỗi đau đến nỗi cô đơn ngự trị trong nhân vật Thúy Kiều. Họ thay nàng nói những lời sâu kín nhất. Nhiều nhà thơ lại viết về Nguyễn Du, tác giả của “Truyện Kiều”. Những tình cảm của họ đối với Nguyễn Du chan chứa tình yêu, tình thương, đồng cảm và hơn hết đó là lòng thành kính của mỗi người đối với Đại thi hào...
Trước hết, phải nói đến cảm hứng của người đời sau xuất phát từ sự đồng cảm với nhân vật Thúy Kiều. Là nhân vật chính của thiên truyện thơ, Thúy Kiều đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi người, trong đó có cả những nhà thơ, nhà văn đương thời. Họ hiểu Kiều như chính con người mình, thương cho một kiếp hồng nhan nhưng bạc phận. Mỗi nhà thơ có cách viết riêng, nhưng tất cả đều bày tỏ sự đồng cảm, xót thương và chia sẻ với những khổ đau mà Kiều từng trải. Đoạn trường mười lăm năm phiêu dạt của nàng Kiều là những tủi nhục, cô đơn và đau khổ. Kẻ gây ra tội ác đó cho nàng Kiều không ai khác đó là một xã hội phong kiến suy tàn, mục nát, thối tha, bọn buôn thịt bán người vô nhân tính. Cảm nhận được điều đó, mỗi nhà thơ đều dành những tình cảm chân thành nhất cho Thúy Kiều. Họ bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với nàng thông qua những vần thơ chân thành mà sâu sắc. Nhà thơ Tản Đà có bài “Vịnh Kiều”, để thể hiện tình yêu thương chan chứa của mình, sự nhân văn của trái tim nhà thơ với một số phận tài hoa bạc mệnh:
Tiếng trống biên đình bốn phía ran
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan
Bơ vơ nấm đất ven sông đó
Hồn có nghe chăng một tiếng đàn.
Với Chu Mạnh Trinh, đó là tiếng nức nở trong “Bài thơ đầu Truyện Kiều”:
1
Trời sá ghen đâu khách má hồng
Đoạn trường nợ lắm phải đền xong,
Hiếu tình chất nặng đôi vai gánh,
Thân thế xoay quanh một giấc mòng,
Giọt nước sông Tiền oan dễ trắng
Ngắm trăng hiên Thúy vẻ còn trong.
Một thiên chép để làm gương lại
Trời sá ghen đâu khách má hồng.
2
Chẳng lọ than thân, lọ trách trời
Má đào ai có khác chi ai.
Tiền đường ví hẳn nay đành kiếp,
Kim Trọng vì đâu trước nặng lời?
Khi biến, khi thường nào phải một
Chữ tài, chữ mệnh dễ hòa hai.
Mười lăm năm ấy gương nghìn thuở,
Ả Lý, nàng Oanh được mấy người?
Không chỉ như vậy, với Nguyễn Khuyến, ông còn dùng nỗi oan của gia đình Kiều để lên án chính chế độ phong kiến thối nát đương thời trong bài “Kiều bán mình”:
Thằng bán tơ kia dở dói ra
Làm cho bận đến cụ Viên già
Muốn êm phải biện ba trăm lạng
Khéo xếp nên liều một chiếc thoa
Đón khách mượn màu son phấn mụ
Bán mình chuộc lấy tội tình cha
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Ngày trước làm quan cũng thế a?
Còn nhà thơ Tố Hữu chỉ thốt lên một câu "Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều" cũng làm cho chúng ta thấy một tấm lòng thương người cao cả, sâu sắc của ông. Đọc từng dòng thơ lục bát hay, sâu sắc và đi theo sát dấu chân Đại thi hào nhưng Tố Hữu chỉ cảm thấy một sự thật tàn khốc "máu chảy ở trên ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" như hòa trong từng chữ, từng câu thơ xé ruột. Tố Hữu cũng mượn đôi lời gửi tới cụ Nguyễn Du để thể hiện tình cảm với nàng Kiều phận mỏng. Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, ông đã bày tỏ nỗi lòng thương cảm của mình với số phận lênh đênh bất định như cánh hoa lục bình của người con gái tài sắc vẹn toàn:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa, bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?
Mai sau dù có bao giờ
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay.
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống dục ba hồi gọi quân...
Từ sự đồng cảm của người sau, “Truyện Kiều” đã tồn tại theo dòng chảy của thời gian, đi vào trong tâm hồn của mỗi con người, làm thổn thức biết bao nhiêu là thế hệ, từ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Du... Và đến bây giờ, những bài thơ về Kiều vẫn tiếp tục ra đời, không ngừng nghỉ...
Bên cạnh đó, “Truyện Kiều là một nguồn cảm hứng khơi mào cho hàng loạt các tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học nghệ thuật khác nhau như: Kịch, tuồng, thơ ca, phim ảnh, hội họa, âm nhạc, cải lương... đặc biệt là lĩnh vực thơ ca. Mỗi nhà thơ đi tìm cảm hứng cho riêng mình ngay trong thiên truyện. Cảm hứng xuất phát từ số phận cho đến tình duyên, từ những nỗi đau đến nỗi cô đơn ngự trị trong nhân vật Thúy Kiều. Họ thay nàng nói những lời sâu kín nhất. Nhiều nhà thơ lại viết về Nguyễn Du, tác giả của “Truyện Kiều”. Những tình cảm của họ đối với Nguyễn Du chan chứa tình yêu, tình thương, đồng cảm và hơn hết đó là lòng thành kính của mỗi người đối với Đại thi hào...
Trước hết, phải nói đến cảm hứng của người đời sau xuất phát từ sự đồng cảm với nhân vật Thúy Kiều. Là nhân vật chính của thiên truyện thơ, Thúy Kiều đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi người, trong đó có cả những nhà thơ, nhà văn đương thời. Họ hiểu Kiều như chính con người mình, thương cho một kiếp hồng nhan nhưng bạc phận. Mỗi nhà thơ có cách viết riêng, nhưng tất cả đều bày tỏ sự đồng cảm, xót thương và chia sẻ với những khổ đau mà Kiều từng trải. Đoạn trường mười lăm năm phiêu dạt của nàng Kiều là những tủi nhục, cô đơn và đau khổ. Kẻ gây ra tội ác đó cho nàng Kiều không ai khác đó là một xã hội phong kiến suy tàn, mục nát, thối tha, bọn buôn thịt bán người vô nhân tính. Cảm nhận được điều đó, mỗi nhà thơ đều dành những tình cảm chân thành nhất cho Thúy Kiều. Họ bày tỏ sự đồng cảm, xót thương đối với nàng thông qua những vần thơ chân thành mà sâu sắc. Nhà thơ Tản Đà có bài “Vịnh Kiều”, để thể hiện tình yêu thương chan chứa của mình, sự nhân văn của trái tim nhà thơ với một số phận tài hoa bạc mệnh:
Tiếng trống biên đình bốn phía ran
Tướng quân chi tiếc cái hoa tàn
Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan
Tổng đốc ví thương người bạc phận
Tiền Đường đâu đã mả hồng nhan
Bơ vơ nấm đất ven sông đó
Hồn có nghe chăng một tiếng đàn.
Với Chu Mạnh Trinh, đó là tiếng nức nở trong “Bài thơ đầu Truyện Kiều”:
1
Trời sá ghen đâu khách má hồng
Đoạn trường nợ lắm phải đền xong,
Hiếu tình chất nặng đôi vai gánh,
Thân thế xoay quanh một giấc mòng,
Giọt nước sông Tiền oan dễ trắng
Ngắm trăng hiên Thúy vẻ còn trong.
Một thiên chép để làm gương lại
Trời sá ghen đâu khách má hồng.
2
Chẳng lọ than thân, lọ trách trời
Má đào ai có khác chi ai.
Tiền đường ví hẳn nay đành kiếp,
Kim Trọng vì đâu trước nặng lời?
Khi biến, khi thường nào phải một
Chữ tài, chữ mệnh dễ hòa hai.
Mười lăm năm ấy gương nghìn thuở,
Ả Lý, nàng Oanh được mấy người?
Không chỉ như vậy, với Nguyễn Khuyến, ông còn dùng nỗi oan của gia đình Kiều để lên án chính chế độ phong kiến thối nát đương thời trong bài “Kiều bán mình”:
Thằng bán tơ kia dở dói ra
Làm cho bận đến cụ Viên già
Muốn êm phải biện ba trăm lạng
Khéo xếp nên liều một chiếc thoa
Đón khách mượn màu son phấn mụ
Bán mình chuộc lấy tội tình cha
Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
Ngày trước làm quan cũng thế a?
Còn nhà thơ Tố Hữu chỉ thốt lên một câu "Tố Như ơi lệ chảy quanh thân Kiều" cũng làm cho chúng ta thấy một tấm lòng thương người cao cả, sâu sắc của ông. Đọc từng dòng thơ lục bát hay, sâu sắc và đi theo sát dấu chân Đại thi hào nhưng Tố Hữu chỉ cảm thấy một sự thật tàn khốc "máu chảy ở trên ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" như hòa trong từng chữ, từng câu thơ xé ruột. Tố Hữu cũng mượn đôi lời gửi tới cụ Nguyễn Du để thể hiện tình cảm với nàng Kiều phận mỏng. Trong bài “Kính gửi cụ Nguyễn Du”, ông đã bày tỏ nỗi lòng thương cảm của mình với số phận lênh đênh bất định như cánh hoa lục bình của người con gái tài sắc vẹn toàn:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa, bên tình
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao?
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường!
Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng
Nhân tình, nhắm mắt, chưa xong
Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như?
Mai sau dù có bao giờ
Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay.
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi thân ấy biết là mấy thân!
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người!
Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng người!
Sông Lam nước chảy bên đồi
Bỗng nghe trống dục ba hồi gọi quân...
Từ sự đồng cảm của người sau, “Truyện Kiều” đã tồn tại theo dòng chảy của thời gian, đi vào trong tâm hồn của mỗi con người, làm thổn thức biết bao nhiêu là thế hệ, từ Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Du... Và đến bây giờ, những bài thơ về Kiều vẫn tiếp tục ra đời, không ngừng nghỉ...
Theo baotintuc.vn