Theo bác sĩ chuyên khoa II Hà Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận, sau khi sáp nhập ba đơn vị y tế huyện thành Trung tâm Y tế vào năm 2018, với chức năng, nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, truyền thông giáo dục sức khỏe, dân số kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe cho người dân trong huyện, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận đã tập trung kiện toàn, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Hiện nay, lực lượng cán bộ, nhân viên của Trung tâm có 451 người, tuyến xã 64 người, trong đó 40 người có trình độ sau đại học (4 bác sĩ chuyên khoa II, 15 bác sĩ chuyên khoa I, 15 bác sĩ định hướng chuyên ngành, 4 dược sĩ chuyên khoa I…); 109 người có trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng. Mặc dù, số nhân sự cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn huyện, nhưng Trung tâm vẫn còn thiếu bác sĩ chuyên sâu nội tim mạch, nội thần kinh, hồi sức cấp cứu, lão khoa, nhi khoa.
Để từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, hàng năm Trung tâm Y tế huyện cử 1 - 2 bác sĩ đi học sau đại học; cử 7 bác sĩ nâng cao tay nghề tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Sau 3 tháng học tập theo dạng “cầm tay chỉ việc”, các bác sĩ này trở về đơn vị, Trung tâm tiếp tục cử bác sĩ các khoa còn thiếu và yếu lên bệnh viện tuyến trên để học hỏi nâng cao tay nghề.
Theo đó, trong những năm qua, việc khám và điều trị bệnh cho người dân của Trung tâm luôn đạt yêu cầu. Năm 2019, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận đã khám cho trên 160.000 lượt người bệnh; điều trị nội trú trên 15.600 lượt, công suất sử dụng giường bệnh 68%; tỷ lệ bệnh nhân khỏi, giảm là 89%; tỷ lệ tử vong 0,12%.
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Trung tâm thành lập Hội đồng quản lý chất lượng. Trong công tác khám chữa bệnh, Hội đồng này triển khai thực hiện sinh hoạt chuyên đề để bổ sung kiến thức chuyên môn; tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong điều trị như thực hiện sốc điện trong cấp cứu ngưng tim, sốc điện chuyển nhịp trong điều trị rối loạn nhịp không đáp ứng với thuốc; đo bộ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm; xét nghiệm lactat máu trong chẩn đoán theo dõi và điều trị sốc nhiễm khuẩn…
Công tác khám chữa bệnh, trang thiết bị và thuốc cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho người bệnh, song Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận vẫn gặp không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế xuống cấp, nhất là vấn đề kinh phí trả lương. Để đơn vị thực hiện tốt công tác chuyên môn và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ở huyện vùng sâu này, bác sĩ Hà Văn Nhân kiến nghị cần “tháo dỡ” tự chủ từng phần và cấp kinh phí theo đúng giường bệnh đã thực hiện từ năm 2018 trở về trước. Bên cạnh đó, Sở Y tế Kiên Giang tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, bố trí nguồn vốn để sớm triển khai thực hiện đề án mua sắm thêm trang thiết bị y tế và nâng cấp mở rộng Trung tâm Y tế huyện giai đoạn 2020 - 2025. UBND huyện sớm xây dựng chính sách đãi ngộ đặc biệt để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ về công tác tại địa phương.
Hiện nay, lực lượng cán bộ, nhân viên của Trung tâm có 451 người, tuyến xã 64 người, trong đó 40 người có trình độ sau đại học (4 bác sĩ chuyên khoa II, 15 bác sĩ chuyên khoa I, 15 bác sĩ định hướng chuyên ngành, 4 dược sĩ chuyên khoa I…); 109 người có trình độ đại học, còn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng. Mặc dù, số nhân sự cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn huyện, nhưng Trung tâm vẫn còn thiếu bác sĩ chuyên sâu nội tim mạch, nội thần kinh, hồi sức cấp cứu, lão khoa, nhi khoa.
Để từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh, hàng năm Trung tâm Y tế huyện cử 1 - 2 bác sĩ đi học sau đại học; cử 7 bác sĩ nâng cao tay nghề tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Sau 3 tháng học tập theo dạng “cầm tay chỉ việc”, các bác sĩ này trở về đơn vị, Trung tâm tiếp tục cử bác sĩ các khoa còn thiếu và yếu lên bệnh viện tuyến trên để học hỏi nâng cao tay nghề.
Theo đó, trong những năm qua, việc khám và điều trị bệnh cho người dân của Trung tâm luôn đạt yêu cầu. Năm 2019, Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận đã khám cho trên 160.000 lượt người bệnh; điều trị nội trú trên 15.600 lượt, công suất sử dụng giường bệnh 68%; tỷ lệ bệnh nhân khỏi, giảm là 89%; tỷ lệ tử vong 0,12%.
Nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, Trung tâm thành lập Hội đồng quản lý chất lượng. Trong công tác khám chữa bệnh, Hội đồng này triển khai thực hiện sinh hoạt chuyên đề để bổ sung kiến thức chuyên môn; tiếp tục áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong điều trị như thực hiện sốc điện trong cấp cứu ngưng tim, sốc điện chuyển nhịp trong điều trị rối loạn nhịp không đáp ứng với thuốc; đo bộ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm; xét nghiệm lactat máu trong chẩn đoán theo dõi và điều trị sốc nhiễm khuẩn…
Công tác khám chữa bệnh, trang thiết bị và thuốc cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu cho người bệnh, song Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thuận vẫn gặp không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế xuống cấp, nhất là vấn đề kinh phí trả lương. Để đơn vị thực hiện tốt công tác chuyên môn và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ở huyện vùng sâu này, bác sĩ Hà Văn Nhân kiến nghị cần “tháo dỡ” tự chủ từng phần và cấp kinh phí theo đúng giường bệnh đã thực hiện từ năm 2018 trở về trước. Bên cạnh đó, Sở Y tế Kiên Giang tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, bố trí nguồn vốn để sớm triển khai thực hiện đề án mua sắm thêm trang thiết bị y tế và nâng cấp mở rộng Trung tâm Y tế huyện giai đoạn 2020 - 2025. UBND huyện sớm xây dựng chính sách đãi ngộ đặc biệt để giữ chân và thu hút nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ bác sĩ về công tác tại địa phương.
Lê Sen