Dựa trên lợi thế và tiềm năng sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã định hướng chiến lược phát triển trồng rừng gỗ lớn kết hợp với tổ chức sản xuất mới theo chuỗi giá trị, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gắn với đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư... nhằm đạt mục tiêu giúp tỉnh trở thành trung tâm chế biến lâm sản công nghệ cao của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ.
Trồng rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu.
Từ tháng 7 cho đến hết tháng 9 là khung thời vụ trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện chương trình năm 2022 trồng mới 2.500 ha cây rừng gỗ lớn bản địa lim, giổi, lát, nhiều doanh nghiệp đã chủ động hỗ trợ tiền, cây giống cho người dân.
Chương trình phát triển trồng rừng cây gỗ lớn (lim, giổi, lát, sồi) mang lại “lợi ích kép“ vừa nâng cao giá trị sản xuất, kinh doanh rừng, giảm nghèo bền vững, vừa góp phần điều tiết nguồn nước, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, khi triển khai thực tiễn ở vùng cao nghèo như Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh thì người dân, doanh nghiệp lại không mặn mà tham gia. Nguyên nhân là trồng cây rừng gỗ lớn chi phí cao, chu kỳ khai thác kéo dài trên 50 năm nên nhiều hộ dân, doanh nghiệp không đủ tiềm lực kinh tế theo đuổi. Do vậy, chương trình trồng cây gỗ lớn đang gặp khó ở huyện vùng cao nghèo Ba Chẽ.
Bắc Trà My là một huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, có điều kiện đất đai rộng lớn. Người dân nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sống phụ thuộc vào rừng và nương rẫy nên đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, chính quyền huyện Bắc Trà My đã lựa chọn phát triển kinh tế rừng làm mô hình kinh tế trọng điểm nhằm giúp cho đời sống của nhân dân trong vùng ngày một cải thiện.