Trồng quýt hoi giúp người dân giảm nghèo

Trồng quýt hoi giúp người dân giảm nghèo

Nhận thấy trồng cây quýt hoi (hay còn gọi là quýt hôi) mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác, nhiều người dân huyện miền núi Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã nhân rộng, trồng loài cây này. Quả quýt có chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Nhờ trồng cây quýt hoi, nhiều hộ dân vùng cao đã nâng cao thu nhập, với 1 ha quýt cho sản lượng 6 tấn, thu nhập 90 triệu đồng/ha, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vườn quýt – nguồn thu nhập chính của bà Bà Hoàng Thị Đông, xóm Bản Niếng, xã Quang Hán nay chỉ còn là đống củi khô. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN

Người trồng quýt đặc sản ở Cao Bằng lao đao vì cây chết

Mọi năm, vào thời điểm gần Tết, người dân xã Quang Hán, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng lại náo nức chuẩn bị cho mùa thu hoạch quả, rủng rỉnh tiền nhưng năm nay niềm vui đó không đến. Thay vào đó là nỗi buồn thất bát và nỗi lo gánh nặng kinh tế khi có tới 70% số cây quýt tại đây đã chết vì một căn bệnh chưa có thuốc chữa.
Những đồi quýt bạc tỷ ở huyện vùng cao biên giới Mường Khương

Những đồi quýt bạc tỷ ở huyện vùng cao biên giới Mường Khương

15 năm trước, cây quýt bén duyên mảnh đất vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, từ một người nông dân Tu Dí Làn Mậu Thành, thôn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương. Chẳng ai nghĩ và cũng chả ai dám tin rằng tại mảnh đất mà ngay cả cây lúa, cây ngô còn “gặt” lấy thất bát này có ngày lại là nơi sinh sôi của cây ăn quả. Giờ thì hàng trăm gia đình người Tu Dí, Pa Dí, người Dao ở Mường Khương đã chuyển sang trồng quýt.