Yên Bái xử lý nghiêm tình trạng xâm lấn đất rừng tự nhiên để trồng quế

Yên Bái xử lý nghiêm tình trạng xâm lấn đất rừng tự nhiên để trồng quế

Ông Vũ Minh Phúc, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Văn Yên cho biết: Trước tình trạng nông dân ở các xã Phong Dụ Thượng, Phong Dụ Hạ, Châu Quế Thượng, Xuân Tầm... xâm lấn đất rừng tự nhiên để trồng quế, UBND huyện Văn Yên chỉ đạo Hạt Kiểm lâm, chính quyền các xã cùng các phòng, ban hữu quan tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm để trả lại đất cho rừng tái sinh tự nhiên.
Tỉnh Yên Bái đã đưa cây quế vào kế hoạch trồng rừng hằng năm; có nhiều chính sách thu hút đầu tư chế biến sản phẩm quế nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế từ cây quế. Ảnh: Đức Tưởng

Yên Bái phát triển cây quế bền vững

Tỉnh Yên Bái có trên 80.000 ha quế, trồng tập trung chủ yếu ở huyện Văn Yên. Hiện vùng trồng quế của tỉnh đã được mở rộng sang hầu hết các huyện như Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên và Văn Chấn. Tại các huyện vùng cao như Trạm Tấu, Mù Cang Chải, đồng bào cũng chú trọng phát triển cây quế.
Vươn ươm quế giống của gia đình ông Vũ Văn Kế, khu 3, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Tiến Khánh - TTXVN

Yên Bái phát triển cây quế bền vững

Theo ông Kiều Tư Giang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, tỉnh hiện có trên 80.000 ha quế, chiếm 1/3 tổng diện tích rừng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý, cây quế đã trở thành cây mũi nhọn chủ lực trong phát triển kinh tế đồi rừng của người dân, vì vậy Yên Bái đang tập trung thực hiện tốt chủ trương, giải pháp nhằm phát triển cây quế bền vững.
Người Dao ở Lào Cai xây dựng thương hiệu sản phẩm quế hữu cơ

Người Dao ở Lào Cai xây dựng thương hiệu sản phẩm quế hữu cơ

Người Dao ở Bắc Hà, Lào Cai ví cây quế như “cây vàng”, cấp ủy chính quyền địa phương nơi đây coi cây quế là cây trồng chủ lực xóa đói, giảm nghèo, động lực xây dựng nông thôn mới bền vững. Các sản phẩm từ quế đang có sức cạnh tranh, giá bán ổn định, từng bước chinh phục thị trường trong nước và quốc tế. Để nông dân Lào Cai thêm gắn bó với cây quế quê hương, chính quyền nơi đây đã và đang xây dựng, nhân rộng được cách làm hay, phát huy nội lực của địa phương.
Yên Bái hướng tới sản xuất quế hữu cơ

Yên Bái hướng tới sản xuất quế hữu cơ

Tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, hầu hết người dân sống dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; nhờ có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với cây quế mà đời sống của người dân trên địa bàn huyện ngày được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu từ quế.
Cây tiền tỷ ở vùng sâu, vùng xa Nậm Đét

Cây tiền tỷ ở vùng sâu, vùng xa Nậm Đét

Người Dao, người Phù Lá... ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà (Lào Cai) trước đây quanh năm vật lộn với lúa, ngô nhưng vẫn không đủ ăn. Tuy nhiên, giờ đây đời sống của dân bản đã hoàn toàn thay đổi nhờ vào việc trồng quế.
Hiệu quả từ thay đổi phương thức sản xuất ở vùng cao Yên Bái

Hiệu quả từ thay đổi phương thức sản xuất ở vùng cao Yên Bái

Với phương thức sản xuất truyền thống là chăn nuôi nhỏ lẻ, trồng rừng manh mún theo phương pháp thủ công, hiệu quả kinh tế không cao, giá cả lại bấp bênh, chất lượng không bảo đảm, nhiều người dân ở vùng cao Yên Bái đã thay đổi phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị, khép kín, bao tiêu sản phẩm theo quy trình. Nhờ đó, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đời sống người dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Cách trồng cây quế Thanh Hóa

Cách trồng cây quế Thanh Hóa

Cây quế là một vị thuốc thường dùng trong đông và tây y, quế được xem như một loại dược liệu quý nhất là quế Thanh Hóa. Tại Việt Nam có nhiều loài quế bao gồm ba loại quế chính là Quế Thanh Hóa (Cinnamomum Loureirii Nees), Quế Quan hay còn gọi là quế Sri Lanca (Cinnamomum Zeylannicum Nees) và Quế Trung Quốc (Cinnamomum cassia Blume).
Kinh nghiệm trồng quế

Kinh nghiệm trồng quế

Có thể gieo quế từ hạt hoặc chiết cành nhưng phương pháp gieo hạt cho vỏ dày và nhiều tinh dầu hơn. Nên chọn hạt giống của cây 15 năm tuổi trở lên, sinh trưởng tự nhiên, không bị bóc vỏ hoặc chặt cành lá, không bị sâu bệnh.