Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh Lê Văn Đông cho biết: tỉnh có 9 vùng trồng dừa với trên 1.240 ha đáp ứng được yêu cầu của Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh đã thực hiện thủ tục đề nghị Cục Bảo vệ thực vật xem xét, tổng hợp và đàm phán với nước nhập khẩu (Trung Quốc) để cấp mã số xuất khẩu.
UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa giai đoạn 2022-2025, nhằm giúp các hộ trồng dừa tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững.
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chuỗi giá trị dừa được đánh giá đạt kết quả cao nhất trong sản xuất, liên kết và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Qua liên kết với doanh nghiệp, các hợp tác xã, tổ hợp tác và bà con nông dân đã xây dựng được vườn dừa hữu cơ phục vụ cho nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Hơn 10 năm gần đây diện tích trồng dừa uống nước ở tỉnh Đồng Tháp ngày càng tăng, từ hơn 600 ha năm 2015 tăng lên hơn 1.000 ha năm 2021. Đa số bà con chuyển đổi diện tích vườn tạp, trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dừa. Trồng nhiều nhất là huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Châu Thành, Cao Lãnh, bình quân mỗi năm cho sản lượng hơn 5.000 tấn.
Ngày 16/7, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã công bố 3 sản phẩm trái cây đặc sản được chứng nhận thương hiệu, gồm: dừa sáp Hoà Tân, măng cụt Tân Qui, cam sành Trà Ốt.
UBND tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn và địa phương trong tỉnh tập trung triển khai chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm từ trái dừa cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu của tỉnh sẽ nâng cao chuỗi giá trị và mở rộng diện tích trồng dừa đến năm 2020 đạt 22.000 ha và 25.000 ha vào năm 2025, cho sản lượng 375.000 tấn trái/năm; tập trung ở các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang và thành phố Trà Vinh.
Giá hồ tiêu xuống thấp trong vài năm qua khiến cho không ít nông hộ rơi vào cảnh khó khăn trăm bề. Nhiều hộ dân tại huyện vùng biên Bù Đốp (Bình Phước) đã chủ động chuyển sang các mô hình mới thay thế đang mang lại thu nhập ổn định hơn, vực dậy kinh tế gia đình.
Khoảng 6 tháng nay, giá dừa khô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh luôn ở mức rất thấp, chỉ từ 20.000 - 45.000 đồng/chục (12 trái), giảm khoảng 100.000 đồng/chục so với cùng kì năm trước. Với mức giá này, nhiều tháng qua người trồng dừa gặp khá nhiều khó khăn do tiền bán dừa không đủ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa ban hành kế hoạch hành động nâng cấp chuỗi giá trị dừa giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh nhằm giúp doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng dừa và nông dân trồng dừa nâng cao hiệu quả sản xuất.
Dừa là loại cây lâu năm, có thể sinh trưởng, phát triển 50-60 năm, sinh sống tại vùng nước lợ. Có một số giống dừa cho năng suất cao như giống dừa dâu cho năng suất thu hoạch khoảng 90-120 trái/năm, dừa ta thu hoạch khoảng 70-100 trái/năm. Nếu chọn giống dừa từ cây dừa mẹ không tốt, ít trái, trái nhỏ. Mặc dù cây dừa mẹ cho trái khá nhưng nằm trong quần thể vườn dừa có nhiều cây ít trái lân cận, nó đã thụ phấn chéo, bị lai và cho trái ít.
Ngọc Thành, huyện Giồng Riềng là xã vùng nông thôn sâu của tỉnh Kiên Giang, người dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất lúa, chăn nuôi và trồng hoa màu. Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ông Trần Văn Đen (58 tuổi), ngụ ấp Ngọc Lợi, xã Ngọc Thành mạnh dạn đầu tư trồng dừa xiêm lùn và đến nay đã thành công.
Tính đến nay, diện tích dừa của tỉnh Bến Tre đã phát triển hơn 71.000 ha, trong đó diện tích dừa uống nước chiếm khoảng 15%, chủ yếu tập trung nhiều trên địa bàn các huyện Giồng Trôm, Châu Thành, Mỏ Cày Nam…