Những năm qua, trồng hồ tiêu gặp nhiều khó khăn nên nhiều phụ nữ ở xã biên giới Tân Thành (huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước) đã kiếm nguồn thu nhập thêm và ổn định cho gia đình nhờ chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm. Mặc dù, mô hình được triển khai hơn 1 năm, nhưng nghề “ăn cơm đứng” đã mang lại hiệu quả kinh tế cho phụ nữ vùng biên.
Sau thời gian liên tục tăng, giá kén tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt đỉnh lên 210.000 đồng/kg ngay dịp đầu năm mới 2022. Với mức giá này đã đem về lợi nhuận lớn, khiến người trồng dâu nuôi tằm rất phấn khởi.
Bằng tình yêu nghề truyền thống cùng những nỗ lực, sáng tạo không biết mệt mỏi, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã nâng tầm nghề dệt lụa cổ truyền Việt Nam. Bà đã thổi hồn vào sản phẩm để đưa thương hiệu tơ tằm Việt phát triển không chỉ thị trường trong nước mà còn bay xa hơn trên trường quốc tế. Để ghi nhận những đóng góp của bà, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh là một trong 9 “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2021…
Trên vùng biên giới xa xôi còn nhiều khó khăn của huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều triệu phú làm giàu từ nghề trồng dâu nuôi tằm. Từ trồng dâu nuôi tằm, mỗi hộ dân ở đây hằng năm thu từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu (Nghệ An) có nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm gần trăm năm, song nghề này vốn vất vả, thu nhập thấp nên người dân không mặn mà.
Những ngày này, đến các xã biên giới từ Cốc Pàng đến Cô Ba, Khánh Xuân và nhiều xã của huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), ngoài cây hồi, sắn, trúc sào..., bà con rất phấn khởi vì đã gặt hái được một mùa dâu tằm bội thu khi mà nguồn lợi từ dâu tằm đã đem lại cho bà con trên 4,2 tỷ đồng. Đó là thành công về sự hợp tác trồng dâu nuôi tằm giữa huyện Bảo Lạc (Cao Bằng - Việt Nam) với huyện Nà Po (Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc).
Huyện Lâm Hà là một trong những địa chỉ truyền thống trồng dâu nuôi tằm của Lâm Đồng. Nghề nuôi tằm ươm tơ đã theo chân những người con đất Bắc vào bám rễ trên đất Nam Tây Nguyên. Để rồi hôm nay, đường tơ được bà con người K’Ho kéo lên đến cả Cổng Trời, hay vào tận Tân Thanh xa xôi.