Theo ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban quản lý Di tích văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang, đây là lần đầu tiên triển lãm chuyên đề về gốm Óc Eo Nam bộ được tổ chức, tập hợp các cổ vật gốc bằng chất liệu gốm Óc Eo của 17 tỉnh, thành phố trong khu vực Nam bộ.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng gần 1.000 hiện vật gốc gồm: Tượng, phù điêu, bình gốm, ly gốm, diềm ngói, gạch trang trí, vòi ấm… của nền văn hóa Óc Eo thuộc 3 giai đoạn, đó là tiền Óc Eo (trước Công nguyên), Óc Eo (từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công nguyên) và hậu Óc Eo (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12 sau Công nguyên). Các hiện vật trưng bày được chia làm 4 chuyên đề: Gốm Óc Eo dùng trong sinh hoạt; gốm công cụ sản xuất; gốm trang trí - kiến trúc, đồ trang sức; gốm dùng trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
Óc Eo là nền văn hóa khảo cổ lâu đời, nổi tiếng ở Nam bộ Việt Nam. Đây là nền văn hóa gắn liền với lịch sử Vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa Óc Eo có không gian phân bố rộng lớn, gồm phần lớn vùng châu thổ sông Mê Kông ở khu vực Nam bộ. Những phát hiện khảo cổ học cho thấy, văn hóa Óc Eo không chỉ giới hạn trong vùng thấp, trũng phía Tây sông Hậu, nền văn hóa này bao trùm rộng khắp đồng bằng Nam bộ, từ Tứ giác Long Xuyên đến U Minh Thượng, Đồng Tháp Mười, đồng bằng Tây sông Hậu, vùng Giồng Cát và ven biển Tây Nam bộ, thềm phù sa cổ Đông Nam bộ đến tận Nam Tây Nguyên (vùng Cát Tiên - Lâm Đồng).
Diện mạo rộng lớn của văn hóa Óc Eo không chỉ ở An Giang mà còn ở đa số các tỉnh, thành phố Nam bộ, là điều kiện quan trọng để từng địa phương tận dụng đầu tư, nghiên cứu làm sáng tỏ những giá trị của nền văn hóa Óc Eo Nam bộ, qua đó góp phần tạo nên sự đa dạng các loại hình di tích, di vật khảo cổ để phát triển kinh tế - xã hội. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30/10./.
Các đại biểu thăm quan triển lãm. Ảnh: Công Mạo-TTXVN |
Triển lãm giới thiệu đến công chúng gần 1.000 hiện vật gốc gồm: Tượng, phù điêu, bình gốm, ly gốm, diềm ngói, gạch trang trí, vòi ấm… của nền văn hóa Óc Eo thuộc 3 giai đoạn, đó là tiền Óc Eo (trước Công nguyên), Óc Eo (từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công nguyên) và hậu Óc Eo (từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12 sau Công nguyên). Các hiện vật trưng bày được chia làm 4 chuyên đề: Gốm Óc Eo dùng trong sinh hoạt; gốm công cụ sản xuất; gốm trang trí - kiến trúc, đồ trang sức; gốm dùng trong sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng.
Một số hiện vật gốc được trưng bày tại cuộc triển lãm. Ảnh: Công Mạo-TTXVN |
Óc Eo là nền văn hóa khảo cổ lâu đời, nổi tiếng ở Nam bộ Việt Nam. Đây là nền văn hóa gắn liền với lịch sử Vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa Óc Eo có không gian phân bố rộng lớn, gồm phần lớn vùng châu thổ sông Mê Kông ở khu vực Nam bộ. Những phát hiện khảo cổ học cho thấy, văn hóa Óc Eo không chỉ giới hạn trong vùng thấp, trũng phía Tây sông Hậu, nền văn hóa này bao trùm rộng khắp đồng bằng Nam bộ, từ Tứ giác Long Xuyên đến U Minh Thượng, Đồng Tháp Mười, đồng bằng Tây sông Hậu, vùng Giồng Cát và ven biển Tây Nam bộ, thềm phù sa cổ Đông Nam bộ đến tận Nam Tây Nguyên (vùng Cát Tiên - Lâm Đồng).
Diện mạo rộng lớn của văn hóa Óc Eo không chỉ ở An Giang mà còn ở đa số các tỉnh, thành phố Nam bộ, là điều kiện quan trọng để từng địa phương tận dụng đầu tư, nghiên cứu làm sáng tỏ những giá trị của nền văn hóa Óc Eo Nam bộ, qua đó góp phần tạo nên sự đa dạng các loại hình di tích, di vật khảo cổ để phát triển kinh tế - xã hội. Triển lãm diễn ra đến hết ngày 30/10./.
Vương Thoại Trung