Từ khởi nguồn là loại tranh dùng để thờ cúng trong dân gian từ hơn 400 năm trước, tranh dân gian Làng Sình trải qua nhiều thăng trầm, đến nay vẫn có sức sống, chậm rãi hòa vào dòng chảy văn hóa dân gian vùng đất Huế.
Với lịch sử hơn 400 năm, tranh dân gian làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô. Để hồi sinh và phát triển dòng tranh dân gian truyền thống độc đáo này, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai công tác truyền nghề cũng như quảng bá, gìn giữ nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024 và chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), sáng 19/1, Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tranh dân gian Việt Nam”.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, không khí tại làng nghề tranh dân gian làng Sình, xã Phú Mậu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại rộn ràng hơn. Với lịch sử gần 450 năm, tranh dân gian làng Sình không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô.
Nhân dịp đón Xuân Nhâm Dần 2022 và chào mừng Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2022), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) tổ chức triển lãm Sắc xuân qua sưu tập tranh dân gian Tứ bình của Bảo tàng.
Ngày 20/1, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Tranh dân gian truyền thống Việt Nam" tại Bảo tàng Hải Phòng
Chơi tranh Tết từ lâu đã là một tập quán đẹp, một thú chơi tao nhã của người Việt và là một phần không thể thiếu trong không gian của ngày Tết cổ truyền xưa. Những màu sắc rực rỡ trong tranh Tết luôn khơi gợi cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân trong mỗi gia đình. Tranh Tết không chỉ mang tới lời chúc năm mới hòa hợp, thịnh vượng mà còn là nơi lưu giữ một phần hồn Việt trong lành và nhân hậu.
Tranh Đông Hồ là một trong những dòng tranh dân gian tiêu biểu, với những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo, mang lại những dấu ấn đậm nét, tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa Việt Nam.Tuy nhiên, cùng với những thăng trầm của lịch sử, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ cũng đã trải qua nhiều khó khăn. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ với tư cách một di sản văn hóa của dân tộc đang được đặt ra vô cùng cấp thiết. TTXVN xin giới thiệu chùm 3 bài "Bảo tồn, phát huy giá trị làng tranh Đông Hồ" nhằm tái hiện bức tranh về ý nghĩa, lịch sử ra đời, phát triển cũng như giải pháp để bảo tồn tranh Đông Hồ - dòng tranh dân gian lâu đời và nổi tiếng nhất của Việt Nam.
Cũng như nhiều nghề thủ công truyền thống khác, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, có nhiều thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ, tranh dân gian Đông Hồ đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Sự xuất hiện nhiều sản phẩm mới đa dạng, phong phú, cạnh tranh quyết liệt của nhiều loại hình nghệ thuật khác trong xã hội, tranh dân gian Đông Hồ không còn được sử dụng nhiều, đứng trước nguy cơ mai một.
60 bức tranh với nhiều phong cách khác nhau của 33 họa sĩ đương đại Việt Nam được giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật tại Triển lãm tranh Tết Kỷ Hợi diễn ra từ ngày 15-23/1 tại Hà Nội như một lời chào đón một năm an lành, hạnh phúc, mang đến một điểm nhấn nghệ thuật cho mùa xuân Thủ đô.
Tối 24/10, 6 dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam gồm: Tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống, tranh Đông Hồ, tranh Kính, tranh Gói vải và tranh làng Sình cùng hội tụ tại triển lãm mang tên “Tranh dân gian Việt Nam và ứng dụng” trong di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội). Chương trình do Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội tổ chức.