Nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh Hudavil, phân hữu cơ khoáng đa vi lượng + TE Hudavil được xây dựng tại ấp Xoài Thum, xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, trên tổng diện tích gần 1,2 ha, với công suất 7.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Dự kiến đến cuối năm 2017, nhà máy xây dựng hoàn thành đi vào hoạt động.
Phân hữu cơ vi sinh Hudavil, phân hữu cơ khoáng đa vi lượng + TE Hudavil được sử dụng chủ yếu bón cho đất trồng mía và 1 số cây trồng khác để tái tạo lại độ phì nhiêu cho đất, chống thoái hóa đất canh tác, giảm lượng phân bón hóa học cho cây trồng.
Điều quan trọng khác, việc chế biến bã bùn mía và tro lò thành phân bón giải quyết được áp lực về vấn đề chất thải bã bùn, tro lò của Nhà máy chế biến đường Trà Vinh tại xã Lưu Nghiệp Anh, có công suất hơn 2.600 tấn mía cây/ngày đêm.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích trồng mía đường mỗi năm 5.500 ha, chủ yếu tập trung ở huyện Trà Cú với tổng diện tích vùng nguyên liệu mía đường trên 4.500 ha. Tổng sản lượng mía đường của toàn tỉnh cung ứng cho Nhà máy chế biến đường Trà Vinh mỗi năm khoảng 550.000 tấn mía cây./.
Phân hữu cơ vi sinh Hudavil, phân hữu cơ khoáng đa vi lượng + TE Hudavil được sử dụng chủ yếu bón cho đất trồng mía và 1 số cây trồng khác để tái tạo lại độ phì nhiêu cho đất, chống thoái hóa đất canh tác, giảm lượng phân bón hóa học cho cây trồng.
Điều quan trọng khác, việc chế biến bã bùn mía và tro lò thành phân bón giải quyết được áp lực về vấn đề chất thải bã bùn, tro lò của Nhà máy chế biến đường Trà Vinh tại xã Lưu Nghiệp Anh, có công suất hơn 2.600 tấn mía cây/ngày đêm.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích trồng mía đường mỗi năm 5.500 ha, chủ yếu tập trung ở huyện Trà Cú với tổng diện tích vùng nguyên liệu mía đường trên 4.500 ha. Tổng sản lượng mía đường của toàn tỉnh cung ứng cho Nhà máy chế biến đường Trà Vinh mỗi năm khoảng 550.000 tấn mía cây./.
Phúc Sơn