Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh - DTMN
Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh - DTMN

Tỉnh Trà Vinh đã và đang huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh còn khoảng 9.000 hộ nghèo, trong đó hộ nghèo người dân tộc Khmer còn 5.400 hộ, giảm hơn 5% so với năm 2018.

Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 1Nhờ hỗ trợ từ nguồn vốn vay của địa phương, các hộ đồng bào Khmer ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã mạnh dạn đầu tư máy móc dệt chiếu cho năng suất gấp 10 lần so với cách làm thủ công trước đây. Ảnh: Phúc Thanh - DTMN

Tỉnh Trà Vinh có dân số hơn 1 triệu người, trong đó có gần 320.000 người là đồng bào dân tộc Khmer. Để đời sống đồng bào Khmer được cải thiện, những năm gần đây, Trà Vinh đã huy động nhiều nguồn lực, ưu tiên đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển. Riêng năm 2019, tỉnh đã chi 52,5 tỷ đồng đầu tư, duy tu 105 công trình hạ tầng tại các xã, ấp đặc biệt khó khăn; chi 5,3 tỷ đồng hỗ trợ đất ở cho 161 hộ nghèo; giải ngân trên 20 tỷ đồng hỗ trợ hơn 600 hộ được vay với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất…

Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 2Làng nghề đan lát các sản phẩm từ tre, trúc ở ấp Giồng Đình, xã Đại An, huyện Trà Cú (Trà Vinh) mỗi năm sản xuất hàng chục ngàn sản phẩm giỏ, thúng, rổ…, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động dân tộc Khmer tại địa phương. Ảnh: Phúc Thanh - DTMN

Gia đình ông Thạch Vơ ở xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải chỉ có 1.000 m2 đất sản xuất nông nghiệp nhưng có thu nhập ổn định nhờ được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý. Ông Thạch Vơ chia sẻ, từ khi được hỗ trợ vốn và hướng dẫn sinh kế, gia đình ông đầu tư nuôi bò sinh sản, đồng thời chuyển đổi 1.000 m2 đất trồng lúa sang trồng màu trong nhà lưới. Hiện ruộng rau của gia đình ông luân canh 8 vụ/năm với nhiều loại như rau muống, hành lá, khổ qua… cho thu nhập bình quân từ 80 - 100 triệu đồng/năm, tăng gấp 4 - 5 lần so với trồng lúa trước đây.

Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 3Hộ nghèo tỉnh Trà Vinh nhận quà tặng của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN

Đến với nhiều địa phương khác trong tỉnh Trà Vinh, chúng tôi còn bất ngờ trước những đổi thay trong đời sống hàng ngày của đồng bào Khmer. Từ khi được vay vốn ưu đãi, nhiều gia đình ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú đã mạnh dạn đầu tư máy dệt chiếu cho năng suất gấp 10 lần so với cách làm thủ công trước đây. Nhiều hộ nông dân xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải từ khi được hỗ trợ chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng ớt chỉ thiên, thu nhập tăng gấp 8 lần. Gia đình chị Thạch Chanh Sa Mi ở xã Đa Lộc, huyện Châu Thành từ khi được vay 20 triệu đồng để trồng trọt và chăn nuôi, cuộc sống đã cải thiện rất nhiều…

Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 4Nhiều hộ nông dân Khmer trên vùng giồng cát tỉnh Trà Vinh chuyển sang trồng các loại cây màu chịu hạn, thích ứng với biến đổi khí hậu, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh - DTMN
Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 5Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú (Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh - DTMN
Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 6Gia đình ông Thạch Vơ ở xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải (Trà Vinh) được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, nay đã thoát nghèo. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN
Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 7Hộ nghèo ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được hỗ trợ bồn chứa nước. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN
Trà Vinh tập trung nguồn lực giảm nghèo vùng đồng bào Khmer ảnh 8Gia đình chị Thạch Chanh Sa Mi ở xã Đa Lộc, huyện Châu Thành (Trà Vinh) được vay 20 triệu đồng để trồng trọt và chăn nuôi. Ảnh: Thanh Hòa - DTMN

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nên Trà Vinh hiện chỉ còn một huyện nghèo loại II, 23 xã khu vực III, 10 ấp đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số thuộc diện đầu tư của Chương trình 135, 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, 6 xã đảo và 5 xã an toàn khu. Trà Vinh phấn đấu đến hết năm 2020, giảm tối thiểu 1,5% số hộ nghèo, riêng hộ nghèo vùng đồng dân tộc Khmer giảm từ 2 - 3%.

Thanh Hòa – Phúc Thanh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm