Theo đó, vùng cây ăn trái đặc sản được tỉnh quy hoạch tại các huyện: Cầu Kè, Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, với 5 loại cây trồng tập trung là cam, xoài, bưởi, nhãn và chuối. Đối với huyện Cầu Kè, nơi có điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng ven sông Hậu giàu phù sa và nước ngọt quanh năm được tỉnh quy hoạch phát triển vùng cây ăn trái chủ lực gắn với du lịch, với tổng diện tích vườn cây ăn trái đặc sản khỏang 4.000 ha.
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, tỉnh sẽ huy động nguồn vốn đầu tư khoảng trên 620 tỷ đồng; trong đó, vốn từ ngân sách và các nguồn hợp pháp khoảng 322 tỷ đồng, vốn tín dụng trên 150 tỷ đồng và nguồn vốn đầu tư của người dân 148 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất về cây giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở thu mua, chế biến và xuất khẩu,…
Tỉnh Trà Vinh hiện có hơn 6.800 ha vườn cây ăn trái; trong đó diện tích cây xoài trên 1.150 ha, cây cam sành 1.830 ha, cây bưởi 880 ha, cây nhãn gần 1.650 ha và cây chuối trên 1630 ha. Hiện trạng vườn cây ăn trái của tỉnh chủ yếu do người dân tự trồng, thiếu sự đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật và thiếu tính liên kết.
Vì vậy, sản lượng và chất lượng trái cây của tỉnh trong những năm vừa qua thường không ổn định, nhất là trong điều kiện bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu triều cường, xâm nhập mặn, gây thiệt hại nặng đến vườn cây ăn trái. Giá trị sản lượng cây ăn trái của tỉnh trong 5 năm qua đạt bình quân 100 – 120 triệu đồng/ha/năm./.
Ảnh minh họa |
Ông Trần Trung Hiền, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, để thực hiện hiệu quả chương trình phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, tỉnh sẽ huy động nguồn vốn đầu tư khoảng trên 620 tỷ đồng; trong đó, vốn từ ngân sách và các nguồn hợp pháp khoảng 322 tỷ đồng, vốn tín dụng trên 150 tỷ đồng và nguồn vốn đầu tư của người dân 148 tỷ đồng. Với nguồn vốn này, tỉnh tập trung đầu tư xây dựng về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện các chính sách hỗ trợ để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất về cây giống chất lượng cao, xây dựng cơ sở thu mua, chế biến và xuất khẩu,…
Ảnh minh họa |
Vì vậy, sản lượng và chất lượng trái cây của tỉnh trong những năm vừa qua thường không ổn định, nhất là trong điều kiện bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu triều cường, xâm nhập mặn, gây thiệt hại nặng đến vườn cây ăn trái. Giá trị sản lượng cây ăn trái của tỉnh trong 5 năm qua đạt bình quân 100 – 120 triệu đồng/ha/năm./.
TTXVN