Hầu hết diện tích đất sản xuất áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu được tập trung ở huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải. Đây là những địa phương có nhiều diện tích đất gò cao, đất giồng cát, được nông dân tập trung trồng các loại cây màu và cây ăn quả. Cụ thể, trong số hơn 11.600 ha đất sản xuất được tưới tiết kiệm nước có gần 8.000 ha cây ăn quả và hơn 3.600 ha hoa màu như lạc, rau cải, ớt…
Theo đánh giá của nhiều nông dân, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đem lại nhiều hiệu quả cho sản xuất như: tiết kiệm được lượng nước tưới từ 30 – 50 % tùy loại cây trồng, giảm đến 80% nhân công lao động, năng suất cây trồng từ bằng đến vượt trội hơn so với cách tưới truyền thống.
Ông Thạch Phát, thành viên Tổ hợp tác trồng lạc chất lượng cao ấp Sóc Chuối, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang cho biết, năm 2016, dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh hỗ trợ cho thành viên tổ hợp tác 60 triệu đồng/ha để xây dựng hệ thống ống tưới phun. Kết quả, vụ lạc sau khi thu hoạch cho năng suất 10 tấn/ha, tăng đến 30%. Giá lạc được bán 12.000 đồng/kg nên sau khi trừ chi phí lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.
Tuy công nghệ tưới tiết kiện nước có nhiều ưu thế cho sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu gây khô hạn, nhưng điều hạn chế của việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là vốn đầu tư lớn nên nhiều nông dân không có khả năng để tự đầu tư. Bình quân, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước cho mỗi ha đất sản xuất khoảng 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống ống tưới, máy bơm, khoan giếng...
Vì vậy, mô hình tưới tiết kiệm nước thời gian qua ở Trà Vinh không được nhân rộng nhiều. Hầu hết các diện tích đã áp dụng công nghệ tưới phun trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu được xây dựng từ các chương trình, dự án lồng ghép tạo mô hình sản xuất, hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Để nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm nước tạo sự chủ động, an toàn sản xuất trong tình hình biến đối khí hậu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang phối hợp cùng các địa phương, vận động, khuyến khích nông dân mạnh dạn tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp để huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng công nghệ tưới tiết kiệm nước, giảm chi phí phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Theo đánh giá của nhiều nông dân, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đem lại nhiều hiệu quả cho sản xuất như: tiết kiệm được lượng nước tưới từ 30 – 50 % tùy loại cây trồng, giảm đến 80% nhân công lao động, năng suất cây trồng từ bằng đến vượt trội hơn so với cách tưới truyền thống.
Ông Thạch Phát, thành viên Tổ hợp tác trồng lạc chất lượng cao ấp Sóc Chuối, xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang cho biết, năm 2016, dự án thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trà Vinh hỗ trợ cho thành viên tổ hợp tác 60 triệu đồng/ha để xây dựng hệ thống ống tưới phun. Kết quả, vụ lạc sau khi thu hoạch cho năng suất 10 tấn/ha, tăng đến 30%. Giá lạc được bán 12.000 đồng/kg nên sau khi trừ chi phí lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.
Tuy công nghệ tưới tiết kiện nước có nhiều ưu thế cho sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu gây khô hạn, nhưng điều hạn chế của việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước là vốn đầu tư lớn nên nhiều nông dân không có khả năng để tự đầu tư. Bình quân, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nước cho mỗi ha đất sản xuất khoảng 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống ống tưới, máy bơm, khoan giếng...
Vì vậy, mô hình tưới tiết kiệm nước thời gian qua ở Trà Vinh không được nhân rộng nhiều. Hầu hết các diện tích đã áp dụng công nghệ tưới phun trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu được xây dựng từ các chương trình, dự án lồng ghép tạo mô hình sản xuất, hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.
Để nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm nước tạo sự chủ động, an toàn sản xuất trong tình hình biến đối khí hậu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đang phối hợp cùng các địa phương, vận động, khuyến khích nông dân mạnh dạn tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp để huy động được nguồn vốn đầu tư xây dựng công nghệ tưới tiết kiệm nước, giảm chi phí phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Phúc Sơn