Tổng cục Thống kê cho biết, bắt đầu từ ngày 1/7/2024, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Kết quả của cuộc điều tra là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.
Phát biểu tại lễ ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, ngày 1/4, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, bà Nguyễn Thị Hương cho biết, đây là cuộc điều tra quy mô rất lớn, đối tượng cuộc điều tra là các hộ dân cư, thông tin về nhà ở của hộ dân cư.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, sáng 29/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bà Nguyễn Thị Hương cho biết, kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra và tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/9 cho biết, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt hơn 1 triệu lượt người, giảm 13,4% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê cho biết, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã tiếp tục ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2023 ước đạt 53,57 tỷ USD, giảm 7,7% so với tháng trước và giảm 18,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, hiện nay nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và gần 36% lực lượng lao động; gần 60% thanh niên sống ở nông thôn; 98,7% người trong độ tuổi lao động có việc làm. Thanh niên là cụm từ để chỉ những con người trẻ tuổi và đầy nhiệt huyết trong xã hội, theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2020, đó là những người từ đủ 16 đến 30 tuổi. Sự phát triển của thanh niên phản ánh hiện trạng và tương lai phát triển con người của mỗi quốc gia.
Bắt đầu từ 1/7/2021 đến ngày 30/7/2021, Tổng cục Thống kê sẽ tiến hành tổng điều tra kinh tế năm 2021 giai đoạn II. Theo đó, tổng điều tra kinh tế giai đoạn II sẽ được thực hiện trên phạm vi toàn bộ các xã, phường, thị trấn rộng khắp cả nước. Điều này nhằm thu thập thông tin của trên 5 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và trên 45 nghìn cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
Tỷ lệ nghèo đa chiều chung của Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm, từ 9,9% năm 2016 xuống còn 4,5% năm 2020. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở nông thôn vẫn cao hơn nhiều so với thành thị, nhưng khoảng cách đang giảm dần.
Tổng cục Thống kê vừa công báo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020 trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị công bố kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng tình hình kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì Hội nghị.
Sáng 19-12-2019, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức "Hội nghị công bố kết quả chính thức và tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”. Theo đó, vào thời điểm 0 giờ ngày 1-4-2019, tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 người; trong đó, dân số nam là trên 47,881 triệu người, chiếm 49,8% và dân số nữ là trên 48,327 triệu người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.
Thông tin chính thức từ Tổng cục Thống kê cung cấp ngày 29/11 cho thấy: Tháng 11/2019 ghi nhận mốc mới của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 1,8 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay.
Tổng cục Thống kê cho biết, từ ngày 1/10 sẽ tiến hành cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố về tình hình kinh tế-xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chiều ngày 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, GDP cả năm 2018 tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu 6,7% đặt ra là kết quả sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.
Tổng cục Thống kê cho biết: Khách quốc tế đến nước ta trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt hơn 7,89 triệu lượt người, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó khách đến bằng đường hàng không tăng 22,2%; đến bằng đường bộ tăng 63,7%; đến bằng đường biển tăng 1,7%.
Bắt đầu từ hôm nay (1/3), Tổng điều tra kinh tế năm 2017 được Tổng cục Thống kê tiến hành trên phạm vi cả nước. Tổng điều tra lần này có một số điểm mới là lần đầu tiên thu thập số liệu về các tổ chức phi chính phủ n ước ngoài hoạt động tại Việt Nam (hoạt động của các tổ chức quốc tế) nhằm đánh giá đầy đủ kết quả hoạt động sản xuất của tất cả các tổ chức, cá nhân diễn ra trong nền kinh tế. Để hiểu rõ hơn về cuộc tổng điều tra, Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh nội dung này.
Công bố của Tổng cục Thống kê (TCTK) cuối tuần qua cho hay: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2015 tăng 0,11% so với tháng trước; tăng 0,51% so với tháng 12 năm trước. CPI bình quân 10 tháng năm nay tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Phan Văn Hùng đã chủ trì cuộc họp giữa Ủy ban Dân tộc với Tổng cục Thống kê về phương án Điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số, năm 2015.