Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: Sợi chỉ vàng kết nối các dân tộc Việt

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: Sợi chỉ vàng kết nối các dân tộc Việt

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một loại hình tín ngưỡng thể hiện tâm thức và triết lý “con người có tổ có tông” của con người Việt Nam. Đây là tín ngưỡng có từ xa xưa và đã trở thành một trong những thành tố tạo nên bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn trường tồn và luôn chiếm giữ một vị trí thiêng liêng trong đời sống tinh thần dân tộc.
Nghi thức rước kiệu trong Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Ảnh: TTXVN

Đền Hùng (Phú Thọ) - nơi lan tỏa không gian thực hành tín ngưỡng

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có tầm quan trọng trong tâm thức người Việt, khẳng định người Việt có chung một thủy Tổ. Nguồn gốc đó là sợi chỉ đỏ tạo nên truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại, có tác dụng vun đắp tình cảm gia đình, làng xã và dân tộc. Với ý nghĩa đó, cộng đồng người Việt tự nguyện giữ gìn và phát triển Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách tự nhiên trong đời sống thường ngày, đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt của triết lý hướng về cội nguồn.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022: Biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022: Biểu tượng văn hóa - tín ngưỡng kết nối quá khứ với hiện tại

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca dao cho thấy ý nghĩa thiêng liêng, sự gắn kết, gần gũi của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trong tâm thức của mỗi người dân Việt. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt, là nơi mà mỗi người dân Việt Nam dù quần tụ ở quê hương hay cách xa Tổ quốc muôn trùng vẫn hướng về với tấm lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên.
Tín ngưỡng thờ cúng của người Dao Tiền ở Cao Bằng

Tín ngưỡng thờ cúng của người Dao Tiền ở Cao Bằng

Dân tộc Dao Tiền ở Cao Bằng có nhiều nét độc đáo trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng với nhiều nghi lễ, như: Thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thổ thần, cúng gọi hồn, lễ cúng thóc… hiện vẫn được lưu truyền rộng rãi trong các xóm người Dao trên địa bàn tỉnh. Tín ngưỡng thờ cúng của người Dao Tiền chứa đựng nhiều giá trị tích cực, nhằm giáo dục, nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn, giữ gìn truyền thống gia tộc, dòng họ, mang bản sắc đặc trưng riêng của dân tộc.