Đáng lưu ý, với dự án này, toà nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng, quận 1 là Dinh Thượng Thơ đang được Sở Thông tin và Truyền thông thành phố sử dụng làm trụ sở có nguy cơ “biến mất” khi công trình này không nằm trong danh mục bảo tồn dù đã có 129 năm tuổi.
Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở hành chính bên cạnh di tích lâu đời đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Về vị trí xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND thành phố, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nên di dời về Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 để tránh tình trạng xây chen trụ sở hành chính bên cạnh những công trình cổ, vừa khó khăn cho công tác bảo tồn cũng như gia tăng kẹt xe khu vực trung tâm khi dồn cơ quan hành chính vào một nơi.
Tuy nhiên khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt của lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố không có nhiều quỹ đất để xây mới trung tâm hành chính, việc đề xuất trụ sở HĐND, UBND thành phố về Thủ Thiêm quận 2 hoặc huyện Củ Chi là những ý tưởng thú vị, nhưng việc di dời trung tâm hành chính về địa điểm mới không hề đơn giản và tổng thể lợi ích không đảm bảo. Vì thế, trung tâm hành chính ở chỗ cũ vẫn đảm bảo được việc kết nối, quan trọng là sử dụng công nghệ để chia sẻ, khai thác thông tin, phục vụ công tác điều hành quản lý. Điều này cũng phù hợp với việc xây dựng thành phố thông minh, chứ không phải xây dựng trụ sở to để bố trí con người vào làm việc mới là có hiệu quả.
“Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND, UBND được lãnh đạo thành phố trăn trở từ lâu và tạm thời ngưng để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tạm ngưng xây dựng trụ sở hành chính mới, khuyến khích hình thức đầu tư theo đối tác công tư. Thành phố đã nghiên cứu thiết kế trên tinh thần tôn trọng thiết kế cũ và đã tổ chức lấy ý kiến người dân, trong đó có cả kiến trúc sư, chấp nhận những ý kiến ủng hộ và trái chiều để giải thích, tiếp thu hoàn thiện phương án thiết kế”, ông Võ Văn Hoan khẳng định.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt lấy ý kiến người dân vừa qua về phương án thiết kế dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND thành phố đã có 60% ý kiến đồng thuận và 40% ý kiến còn lại chưa thống nhất. Với Dinh Thượng Thơ, đây là công trình không nằm trong danh mục bảo tồn nên sẽ không kiểm kê, bước đầu không có phương án bảo tồn. Hiện nay có nhiều cách bảo tồn di tích như giữ nguyên hiện trạng, giữ lại một số nét hoặc tái lập thành mô hình, sản phẩm.
Trong khi đó, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, việc dỡ bỏ Dinh Thượng Thơ trong quá trình cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND, HĐND thành phố là giải pháp tình thế vì đây là di tích có giá trị về kiến trúc và lịch sử, văn hoá gắn với quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Vì thế tiến hành cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND, HĐND thành phố là cơ hội để thành phố hoạch định công tác bảo tồn di sản, trong đó có bảo tồn Dinh Thượng Thơ.
Công tác quản lý di sản của thành phố đang tồn tại nhiều bất cập, khiến cho di tích dần dần mất đi. Việc bảo tồn hay không bảo tồn chỉ dựa vào ý kiến một vài chuyên gia và giới chức là chưa đủ mà phải trưng cầu ý kiến của người dân, bởi lẽ các di tích không phải là sở hữu tư nhân mà là sở hữu công, phục vụ người dân. Nếu người dân mong muốn bảo tồn di tích dinh Thượng Thơ thì thành phố cần phải giữ lại.
“Mặt khác, hiện nay quỹ đất của thành phố để xây dựng trung tâm hình chính các sở ngành là không còn. Thậm chí việc xây dựng các cao ốc, trung tâm thương mại ngay trong khu vực trung tâm mà không bảo tồn di tích sẽ làm mất đi bản sắc Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay từng được mệnh danh là “Paris phương Đông”, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nói.
Dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty tư vấn kiến trúc Gensler (Hoa Kỳ) thiết kế với khối công trình có diện tích 18.088m2, trong đó diện tích xây dựng hơn 14.000m2.
Trụ HĐND, UBND thành phố sẽ có 2 khối nhà. Ngoài khối nhà cũ ở mặt tiền đường Lê Thánh Tôn đã được công nhận di tích sẽ giữ lại, còn khối nhà sau cao 6 tầng và 4 tầng hầm.
Khối nhà mới sẽ kéo dài, nối liền từ đường Pasteur, dọc theo Lý Tự Trọng đến đường Đồng Khởi. Hai tầng hầm trên là nơi làm việc của HĐND và UBND, 5 tầng nổi sẽ là nơi làm việc của các sở ngành, còn tầng trệt dự kiến là nơi tiếp dân./.
Phối cảnh dự án nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Trần Xuân Tình - TTXVN |
Việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở hành chính bên cạnh di tích lâu đời đang gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Về vị trí xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND thành phố, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nên di dời về Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2 để tránh tình trạng xây chen trụ sở hành chính bên cạnh những công trình cổ, vừa khó khăn cho công tác bảo tồn cũng như gia tăng kẹt xe khu vực trung tâm khi dồn cơ quan hành chính vào một nơi.
Tuy nhiên khẳng định quan điểm nhất quán, xuyên suốt của lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố không có nhiều quỹ đất để xây mới trung tâm hành chính, việc đề xuất trụ sở HĐND, UBND thành phố về Thủ Thiêm quận 2 hoặc huyện Củ Chi là những ý tưởng thú vị, nhưng việc di dời trung tâm hành chính về địa điểm mới không hề đơn giản và tổng thể lợi ích không đảm bảo. Vì thế, trung tâm hành chính ở chỗ cũ vẫn đảm bảo được việc kết nối, quan trọng là sử dụng công nghệ để chia sẻ, khai thác thông tin, phục vụ công tác điều hành quản lý. Điều này cũng phù hợp với việc xây dựng thành phố thông minh, chứ không phải xây dựng trụ sở to để bố trí con người vào làm việc mới là có hiệu quả.
“Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND, UBND được lãnh đạo thành phố trăn trở từ lâu và tạm thời ngưng để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc tạm ngưng xây dựng trụ sở hành chính mới, khuyến khích hình thức đầu tư theo đối tác công tư. Thành phố đã nghiên cứu thiết kế trên tinh thần tôn trọng thiết kế cũ và đã tổ chức lấy ý kiến người dân, trong đó có cả kiến trúc sư, chấp nhận những ý kiến ủng hộ và trái chiều để giải thích, tiếp thu hoàn thiện phương án thiết kế”, ông Võ Văn Hoan khẳng định.
Theo ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt lấy ý kiến người dân vừa qua về phương án thiết kế dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND thành phố đã có 60% ý kiến đồng thuận và 40% ý kiến còn lại chưa thống nhất. Với Dinh Thượng Thơ, đây là công trình không nằm trong danh mục bảo tồn nên sẽ không kiểm kê, bước đầu không có phương án bảo tồn. Hiện nay có nhiều cách bảo tồn di tích như giữ nguyên hiện trạng, giữ lại một số nét hoặc tái lập thành mô hình, sản phẩm.
Trong khi đó, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, việc dỡ bỏ Dinh Thượng Thơ trong quá trình cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND, HĐND thành phố là giải pháp tình thế vì đây là di tích có giá trị về kiến trúc và lịch sử, văn hoá gắn với quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Vì thế tiến hành cải tạo, nâng cấp trụ sở UBND, HĐND thành phố là cơ hội để thành phố hoạch định công tác bảo tồn di sản, trong đó có bảo tồn Dinh Thượng Thơ.
Công tác quản lý di sản của thành phố đang tồn tại nhiều bất cập, khiến cho di tích dần dần mất đi. Việc bảo tồn hay không bảo tồn chỉ dựa vào ý kiến một vài chuyên gia và giới chức là chưa đủ mà phải trưng cầu ý kiến của người dân, bởi lẽ các di tích không phải là sở hữu tư nhân mà là sở hữu công, phục vụ người dân. Nếu người dân mong muốn bảo tồn di tích dinh Thượng Thơ thì thành phố cần phải giữ lại.
“Mặt khác, hiện nay quỹ đất của thành phố để xây dựng trung tâm hình chính các sở ngành là không còn. Thậm chí việc xây dựng các cao ốc, trung tâm thương mại ngay trong khu vực trung tâm mà không bảo tồn di tích sẽ làm mất đi bản sắc Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay từng được mệnh danh là “Paris phương Đông”, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nói.
Dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty tư vấn kiến trúc Gensler (Hoa Kỳ) thiết kế với khối công trình có diện tích 18.088m2, trong đó diện tích xây dựng hơn 14.000m2.
Trụ HĐND, UBND thành phố sẽ có 2 khối nhà. Ngoài khối nhà cũ ở mặt tiền đường Lê Thánh Tôn đã được công nhận di tích sẽ giữ lại, còn khối nhà sau cao 6 tầng và 4 tầng hầm.
Khối nhà mới sẽ kéo dài, nối liền từ đường Pasteur, dọc theo Lý Tự Trọng đến đường Đồng Khởi. Hai tầng hầm trên là nơi làm việc của HĐND và UBND, 5 tầng nổi sẽ là nơi làm việc của các sở ngành, còn tầng trệt dự kiến là nơi tiếp dân./.
Trần Xuân Tình