Nêu suy nghĩ trước việc Đảng, Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề đoàn kết và thể hiện rõ quyết tâm chọn người có đức, có tài trong công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đảng viên Phùng Quang Minh, Phó Trưởng Phòng Công nghệ thông tin (Cục Hải quan thành phố Hà Nội) đánh giá đây là hai vấn đề hệ trọng, nếu thực hiện nghiêm túc, đúng đắn sẽ được lòng dân, thúc đẩy sự phát triển của đất nước, củng cố uy tín của Đảng, Nhà nước và chấm dứt tình trạng kéo bè, kết cánh để lũng đoạn bộ máy; nếu làm không tốt thì sẽ gây tai họa cho Đảng và vận mệnh của quốc gia, dân tộc.
Bày tỏ sự đồng tình, tâm đắc với nội dung bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng" mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đảng viên Phùng Quang Minh cho biết ông đặc biệt lưu tâm đến cụm từ "cua cậy càng, cá cậy vây". Giải thích cụm từ này, ông Phùng Quang Minh cho rằng, hiểu về ngữ nghĩa học thì "cua cậy càng" là để cắp người muốn bắt "cua"; hàm nghĩa của từ "cậy vây" là sẵn sàng "giương vây" chống đối. Nội dung, ý nghĩa của cụm từ này là chỉ biểu hiện của con người mất đoàn kết, không hợp tác, anh nào biết anh nấy, nguy hiểm hơn là thách đố sự thượng tôn pháp luật.
Đặt cụm từ "cua cậy càng, cá cậy vây" vào công tác nhân sự và bản thân cán bộ, đảng viên các cấp trong thời gian qua, theo suy nghĩ của ông Phùng Quang Minh, tình trạng "kéo bè, kết cánh", "lợi ích nhóm" là có thật và có chiều hướng tiêu cực. Việc gần 100 cán bộ cao cấp vi phạm bị xử lý, kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội khóa XII đến nay, trong đó có những người giữ cương vị rất cao trong hệ thống chính trị và không ít người đã phải ngồi tù, cho thấy Đảng ta quyết tâm rất cao, làm rất quyết liệt, không có "vùng cấm" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng cũng phần nào cho thấy những vấn đề đáng báo động trong công tác cán bộ.
"Tình trạng "cậy càng", "cậy vây" là điều rất xót xa cho công tác cán bộ! Nếu tiếp tục tồn tại, phát triển trong một tổ chức chính trị thì nguy cơ phá vỡ đoàn kết, làm mất uy tín, suy giảm lòng tin của dân chúng là khó tránh khỏi", ông Phùng Quang Minh nêu tâm tư.
"Đúng vào thời điểm chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, phải chăng Tổng Bí thư muốn cảnh báo những hậu quả của việc lựa chọn nhân sự chưa tốt. Tình trạng "giương vây, giơ càng" thách đố luật pháp, các quy định của Đảng và quyền lực Nhà nước có chiều hướng gia tăng?", ông Phùng Quang Minh nêu quan điểm cá nhân.
Đóng góp ý kiến vào công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, ông Phùng Quang Minh cho rằng, công tác này phải được thực hiện "từ trên xuống dưới" theo đúng điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. "Làm tốt nhân sự sẽ ngăn chặn lọt vào Đảng những người có tư tưởng bè phái, tư lợi, cục bộ. Cũng chỉ làm tốt nhân sự mới chấm dứt được tình trạng mất đoàn kết, kéo bè kết cánh để giơ vây, giương càng, thách thức pháp luật trong một bộ phận cán bộ, đảng viên", ông Phùng Quang Minh nhấn mạnh.
Tin tưởng Đảng đang ngày càng hoàn thiện các quy định, chính sách, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, Trung tá Nguyễn Văn Niêm (75 tuổi, 42 năm tuổi Đảng, nguyên lãnh đạo Xí nghiệp Dược Binh đoàn 12, hiện ở tổ 72 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhìn nhận: Có nhiều dấu hiệu cho thấy Đảng đang ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực, hạn chế trong công tác này, ngay từ khâu đánh giá, lựa chọn nhân sự và thu hút người có đức, tài vào hệ thống chính trị của nước ta. Việc lựa chọn, bầu vào các vị trí quan trọng của hệ thống chính trị đã có những đổi mới, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan, có sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội.
"Có thể nhìn thấy điều đó qua việc chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền", Trung tá Nguyễn Văn Niêm nêu ý kiến.
Đồng tình với yêu cầu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự khóa tới để chọn được những người có đức, có tài, có tâm, có tầm, tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây", tự cao, tự đại, coi thường người khác, Trung tá Nguyễn Văn Niêm cho rằng: Nếu để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo thì đúng như cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là tai họa cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn.
Để làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng cần bắt đầu từ cấp xã, phường, thị trấn cho tới Trung ương, "Không được coi nhẹ cấp chi bộ. Từ các cấp này thường xuyên và kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy, loại bỏ những cán bộ, đảng viên không đủ năng lực và phẩm chất, thoái hóa, mưu toan luồn sâu, leo cao, kết bè cánh để phục vụ lợi ích nhóm, gây chia rẽ, mất đoàn kết. Và cũng chỉ có chiến lược xây dựng đội ngũ bắt đầu từ cơ sở thì Đảng, Nhà nước mới xây dựng được một bộ máy chính quyền gần dân, vì dân, để từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước", Trung tá Nguyễn Văn Niêm nêu quan điểm.
"Có bắt đầu từ cơ sở thì chúng ta mới có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân, sát dân, mới hạn chế được tình trạng nhiều chính sách, quy định xa rời thực tế...", Trung tá Nguyễn Văn Niêm nhấn mạnh.
Cho rằng muốn lựa chọn tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp phải bắt đầu bằng việc hạn chế, chấm dứt tình trạng cơ hội, bè phái, gây mất đoàn kết, Tiến sỹ Trần Khánh Dung, giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Xây dựng nêu ý kiến: Tình trạng bè phái không kích thích, khuyến khích được những cá nhân có thực tài, biết "đặt lợi ích quốc gia dân tộc, của đất nước, của Đảng, của nhân dân lên trên hết" vào bộ máy để tận tâm cống hiến, từ đó tạo kẽ hở cho những kẻ cơ hội tìm mọi thủ đoạn, kể cả việc "mua quan, bán chức" luồn lách vào các cơ quan Nhà nước. Hệ thống do đó sẽ có không ít những trường hợp "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", "mũ ni che tai", thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.
"Tập hợp được những nhân sự tốt mới chấm dứt hiện tượng "đoàn kết nửa vời", "đoàn kết trên giấy" hay "đoàn kết trên báo cáo", Tiến sỹ Trần Khánh Dung nhấn mạnh.
"Mong rằng công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp sẽ như yêu cầu của Tổng Bí thư là không chọn nhầm người. Và khi lựa chọn, tập hợp được những người có đức, có tài, thì khâu bố trí, sắp xếp nhân sự sẽ phù hợp với năng lực, phẩm chất, phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu, dù đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn", Tiến sỹ Trần Khánh Dung bày tỏ.
Bày tỏ sự đồng tình, tâm đắc với nội dung bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng" mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đảng viên Phùng Quang Minh cho biết ông đặc biệt lưu tâm đến cụm từ "cua cậy càng, cá cậy vây". Giải thích cụm từ này, ông Phùng Quang Minh cho rằng, hiểu về ngữ nghĩa học thì "cua cậy càng" là để cắp người muốn bắt "cua"; hàm nghĩa của từ "cậy vây" là sẵn sàng "giương vây" chống đối. Nội dung, ý nghĩa của cụm từ này là chỉ biểu hiện của con người mất đoàn kết, không hợp tác, anh nào biết anh nấy, nguy hiểm hơn là thách đố sự thượng tôn pháp luật.
Đặt cụm từ "cua cậy càng, cá cậy vây" vào công tác nhân sự và bản thân cán bộ, đảng viên các cấp trong thời gian qua, theo suy nghĩ của ông Phùng Quang Minh, tình trạng "kéo bè, kết cánh", "lợi ích nhóm" là có thật và có chiều hướng tiêu cực. Việc gần 100 cán bộ cao cấp vi phạm bị xử lý, kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ Đại hội khóa XII đến nay, trong đó có những người giữ cương vị rất cao trong hệ thống chính trị và không ít người đã phải ngồi tù, cho thấy Đảng ta quyết tâm rất cao, làm rất quyết liệt, không có "vùng cấm" trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng cũng phần nào cho thấy những vấn đề đáng báo động trong công tác cán bộ.
"Tình trạng "cậy càng", "cậy vây" là điều rất xót xa cho công tác cán bộ! Nếu tiếp tục tồn tại, phát triển trong một tổ chức chính trị thì nguy cơ phá vỡ đoàn kết, làm mất uy tín, suy giảm lòng tin của dân chúng là khó tránh khỏi", ông Phùng Quang Minh nêu tâm tư.
"Đúng vào thời điểm chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, phải chăng Tổng Bí thư muốn cảnh báo những hậu quả của việc lựa chọn nhân sự chưa tốt. Tình trạng "giương vây, giơ càng" thách đố luật pháp, các quy định của Đảng và quyền lực Nhà nước có chiều hướng gia tăng?", ông Phùng Quang Minh nêu quan điểm cá nhân.
Đóng góp ý kiến vào công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, ông Phùng Quang Minh cho rằng, công tác này phải được thực hiện "từ trên xuống dưới" theo đúng điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. "Làm tốt nhân sự sẽ ngăn chặn lọt vào Đảng những người có tư tưởng bè phái, tư lợi, cục bộ. Cũng chỉ làm tốt nhân sự mới chấm dứt được tình trạng mất đoàn kết, kéo bè kết cánh để giơ vây, giương càng, thách thức pháp luật trong một bộ phận cán bộ, đảng viên", ông Phùng Quang Minh nhấn mạnh.
Tin tưởng Đảng đang ngày càng hoàn thiện các quy định, chính sách, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ, Trung tá Nguyễn Văn Niêm (75 tuổi, 42 năm tuổi Đảng, nguyên lãnh đạo Xí nghiệp Dược Binh đoàn 12, hiện ở tổ 72 phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhìn nhận: Có nhiều dấu hiệu cho thấy Đảng đang ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực, hạn chế trong công tác này, ngay từ khâu đánh giá, lựa chọn nhân sự và thu hút người có đức, tài vào hệ thống chính trị của nước ta. Việc lựa chọn, bầu vào các vị trí quan trọng của hệ thống chính trị đã có những đổi mới, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, công tâm, khách quan, có sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội.
"Có thể nhìn thấy điều đó qua việc chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền", Trung tá Nguyễn Văn Niêm nêu ý kiến.
Đồng tình với yêu cầu của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự khóa tới để chọn được những người có đức, có tài, có tâm, có tầm, tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây", tự cao, tự đại, coi thường người khác, Trung tá Nguyễn Văn Niêm cho rằng: Nếu để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo thì đúng như cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là tai họa cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn.
Để làm tốt công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng cần bắt đầu từ cấp xã, phường, thị trấn cho tới Trung ương, "Không được coi nhẹ cấp chi bộ. Từ các cấp này thường xuyên và kiên quyết đấu tranh làm trong sạch bộ máy, loại bỏ những cán bộ, đảng viên không đủ năng lực và phẩm chất, thoái hóa, mưu toan luồn sâu, leo cao, kết bè cánh để phục vụ lợi ích nhóm, gây chia rẽ, mất đoàn kết. Và cũng chỉ có chiến lược xây dựng đội ngũ bắt đầu từ cơ sở thì Đảng, Nhà nước mới xây dựng được một bộ máy chính quyền gần dân, vì dân, để từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước", Trung tá Nguyễn Văn Niêm nêu quan điểm.
"Có bắt đầu từ cơ sở thì chúng ta mới có đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân, sát dân, mới hạn chế được tình trạng nhiều chính sách, quy định xa rời thực tế...", Trung tá Nguyễn Văn Niêm nhấn mạnh.
Cho rằng muốn lựa chọn tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp phải bắt đầu bằng việc hạn chế, chấm dứt tình trạng cơ hội, bè phái, gây mất đoàn kết, Tiến sỹ Trần Khánh Dung, giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Xây dựng nêu ý kiến: Tình trạng bè phái không kích thích, khuyến khích được những cá nhân có thực tài, biết "đặt lợi ích quốc gia dân tộc, của đất nước, của Đảng, của nhân dân lên trên hết" vào bộ máy để tận tâm cống hiến, từ đó tạo kẽ hở cho những kẻ cơ hội tìm mọi thủ đoạn, kể cả việc "mua quan, bán chức" luồn lách vào các cơ quan Nhà nước. Hệ thống do đó sẽ có không ít những trường hợp "sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về", "mũ ni che tai", thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.
"Tập hợp được những nhân sự tốt mới chấm dứt hiện tượng "đoàn kết nửa vời", "đoàn kết trên giấy" hay "đoàn kết trên báo cáo", Tiến sỹ Trần Khánh Dung nhấn mạnh.
"Mong rằng công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp sẽ như yêu cầu của Tổng Bí thư là không chọn nhầm người. Và khi lựa chọn, tập hợp được những người có đức, có tài, thì khâu bố trí, sắp xếp nhân sự sẽ phù hợp với năng lực, phẩm chất, phát huy được điểm mạnh, hạn chế được điểm yếu, dù đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn", Tiến sỹ Trần Khánh Dung bày tỏ.
Hạnh Quỳnh