Thời gian qua, biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt gây sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng. Ở Tiền Giang, ngay từ đầu mùa khô 2018, các nhà chuyên môn dự đoán mặn có thể theo sông Tiền lấn sâu vào thượng lưu từ 50 - 60 km, đến tận vàm kênh Nguyễn Tấn Thành thuộc huyện Châu Thành. Những ngày qua, toàn bộ cống đập ngăn mặn trong Dự án ngọt hóa Gò Công phải đóng ngăn mặn triệt để, trừ cống Xuân Hòa đang tích cực lấy nước ngọt trữ trong nội đồng phòng chống hạn mặn, bảo vệ cây trồng.
Từ nghiên cứu vị trí địa lý, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn của các huyện, thị phía Đông, tỉnh đưa ra nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định đời sống và sản xuất.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, mùa khô 2018, để phòng chống hạn mặn cho các huyện, thị vùng dự án ngọt hóa Gò Công, bảo vệ gần 30.000 ha đất canh tác, tỉnh có phương án đầu tư trên 44 tỷ đồng thực hiện hàng loạt công trình thủy lợi lấy nước tưới tiêu, chống hạn, ngăn mặn trong tình huống khẩn cấp bao gồm: thi công 636 đập tạm, tổ chức khoảng 600 điểm bơm chuyền hai cấp, nạo vét hàng trăm tuyến kênh mương nội đồng để đưa nước ngọt chống hạn ứng cứu cây trồng, không để thiệt hại tới sản xuất và đời sống.
Về lâu dài, theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương xây dựng Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh đến năm 2025. Mục tiêu hướng đến là giảm thiểu thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, xác định mùa vụ, cơ cấu cây trồng chuyển đổi phù hợp tại các huyện, thị phía Đông trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Trên cơ sở đó, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản, nhân rộng những mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả và phù hợp với chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo hướng nâng giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Đề án được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2016, sau hai năm đạt nhiều kết quả tích cực. Theo ghi nhận của ngành chức năng, hai năm qua, tổng cộng có gần 17.000 ha cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cây trồng toàn vùng dự án ngọt hóa Gò Công; trong đó, cắt vụ (giảm bớt một vụ lúa và để đất trống khi vào cao điểm hạn mặn) trên 4.500 ha, chuyển sang trồng màu trên 3.300 ha, chuyển diện tích canh tác Hè Thu sang sản xuất vụ Thu Đông để né hạn mặn trên 7.000 ha. Diện tích còn lại chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thay cây lúa bằng trồng cỏ chăn nuôi, trồng cây lâu năm và trồng cây ăn quả đặc sản.
Để hỗ trợ nông dân vùng đất thường xuyên đối mặt thiên tai gây hại sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu thành công, từ khi triển khai Đề án, ngành chức năng đã quan tâm công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao kiến thức và trình độ canh tác. Đáng chú ý đã thực hiện 2 mô hình trình diễn sản xuất lúa giống chất lượng cao chịu được thời tiết khắt nghiệt hạn mặn quy mô 10 ha/mô hình; 3 mô hình lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản vùng ven biển Gò Công: mãng cầu xiêm, thanh long; 3 mô hình “Chuyển đổi luân canh cây bắp trên nền đất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” với tổng diện tích 11 ha.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá, các mô hình trình diễn kể trên giúp nâng hiệu quả canh tác, lợi nhuận tăng thêm từ 2 - 3 lần so với trồng độc canh 3 vụ lúa/năm nhiều rủi ro vừa góp phần tạo nguồn nông sản dồi dào, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nông dân Nguyễn Trường Chinh cư ngụ tại ấp Xóm Chủ, xã Kiểng Phước, một xã ven biển của huyện Gò Công Đông có 1,5 ha đất trồng lúa. Mùa khô năm 2016, diện tích trên bị thiệt hại gần như toàn bộ bởi hạn hán nghiêm trọng và gay gắt khiến thiếu nguồn nước bơm tát. Nhận thấy thiên nhiên quá khắt nghiệt đồng thời với sự nhạy bén của người nông dân cần cù, chịu thương chịu khó bao đời nay trên miền đất khó, ông chuyển sang lập vườn trồng thanh long, giống ruột đỏ H14 do Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo. Đây là giống tốt, chất lượng, năng suất và sản lượng cao được thị trường xuất khẩu rất ưa chuộng.
Giống thanh long ruột đỏ trồng sau một năm rưởi đến hai năm tuổi đã cho thu hoạch với mức năng suất bình quân 18 đến 20 tấn/ ha. Những năm về sau, cây càng lớn, năng suất càng cao. Giá thanh long cũng luôn đứng ở mức cao, bình quân từ 40.000 - 45.000 đông/kg. Trong năm qua, vườn thanh long ruột đỏ của ông Chinh đã cho thu hoạch đầu vụ bán gần 800 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa năng suất cao trước đây. Ông cho biết, năm nay, với sức tăng trưởng mạnh mẽ của cây thanh long, năng suất còn tăng lên và thu nhập có thể đạt gấp rưỡi năm vừa qua. Nhờ cây thanh long trồng trên nền đất lúa, gia đình ông Nguyễn Trường Chinh vượt qua khó khăn, đời sống khấm khá hẳn lên.
Ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch hội Nông dân xã Kiểng Phước cho biết, chuyển đổi từ trồng lúa sang lập vườn quả thanh long ở ven biển Gò Công là chọn lựa đúng đắn của những nông dân địa phương nhằm tạo đột phá trong sản xuất thích ứng hạn mặn vừa làm giàu bền vững. Hiện diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang thanh long toàn xã đã lên đến trên 50 ha. Kiểng Phước xây dựng đề án phát triển vùng chuyên canh thanh long tại địa phương lên 150 ha.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” chính là giải pháp căn cơ thích nghi với tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, giảm được thiệt hại do thiên tai gây ra vừa mở ra cơ hội để nông dân làm giàu bền vững, nông nghiệp, nông thôn đổi mới theo hướng giàu đẹp và hiện đại. Đặc biệt là góp phần hình thành những vùng chuyên canh lớn, tạo nguồn nông sản hàng hóa dồi dào và chất lượng đáp ứng thị trường gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp địa bàn khó khăn.
Đáng mừng là trong mùa khô 2018, các phương án chủ động phòng chống hạn mặn cũng như việc triển khai mạnh mẽ Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ của tỉnh Tiền Giang đang phát huy hiệu quả trong đời sống, sản xuất của nhân dân vùng duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang. Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, dự kiến đến ngày 15/3, toàn bộ diện tích trồng lúa trong nội đồng sẽ chín rộ, không còn nhu cầu dùng nước nữa trong khi đó cống Xuân Hòa những ngày qua vẫn tích cực lấy nước ngọt bổ cấp vào nội đồng để trữ phục vụ sản xuất.
Trà lúa Đông Xuân gần 30.000 ha của các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang năm nay ăn chắc, lại trúng mùa, bội thu, năng suất không dưới 70 tạ/ha nên nông dân phấn khởi. Trong khi đó, những diện tích chuyển đổi sang lập vườn trồng cây ăn quả đều hứa hẹn năng suất cao, nông sản bán được giá, thiết thực mở ra cơ hội cất cánh cho miền đất mặn từ chủ trương sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu hôm nay.
Từ nghiên cứu vị trí địa lý, điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn của các huyện, thị phía Đông, tỉnh đưa ra nhiều giải pháp phòng chống hạn mặn, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định đời sống và sản xuất.
Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, mùa khô 2018, để phòng chống hạn mặn cho các huyện, thị vùng dự án ngọt hóa Gò Công, bảo vệ gần 30.000 ha đất canh tác, tỉnh có phương án đầu tư trên 44 tỷ đồng thực hiện hàng loạt công trình thủy lợi lấy nước tưới tiêu, chống hạn, ngăn mặn trong tình huống khẩn cấp bao gồm: thi công 636 đập tạm, tổ chức khoảng 600 điểm bơm chuyền hai cấp, nạo vét hàng trăm tuyến kênh mương nội đồng để đưa nước ngọt chống hạn ứng cứu cây trồng, không để thiệt hại tới sản xuất và đời sống.
Sạt lở bờ Đông kênh Mù U, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí-TTXVN |
Về lâu dài, theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, địa phương xây dựng Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh đến năm 2025. Mục tiêu hướng đến là giảm thiểu thiệt hại do khô hạn và xâm nhập mặn gây ra đối với sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, xác định mùa vụ, cơ cấu cây trồng chuyển đổi phù hợp tại các huyện, thị phía Đông trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.
Trên cơ sở đó, áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản, nhân rộng những mô hình canh tác thích ứng biến đổi khí hậu hiệu quả và phù hợp với chủ trương Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang theo hướng nâng giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.
Đề án được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2016, sau hai năm đạt nhiều kết quả tích cực. Theo ghi nhận của ngành chức năng, hai năm qua, tổng cộng có gần 17.000 ha cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cây trồng toàn vùng dự án ngọt hóa Gò Công; trong đó, cắt vụ (giảm bớt một vụ lúa và để đất trống khi vào cao điểm hạn mặn) trên 4.500 ha, chuyển sang trồng màu trên 3.300 ha, chuyển diện tích canh tác Hè Thu sang sản xuất vụ Thu Đông để né hạn mặn trên 7.000 ha. Diện tích còn lại chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thay cây lúa bằng trồng cỏ chăn nuôi, trồng cây lâu năm và trồng cây ăn quả đặc sản.
Để hỗ trợ nông dân vùng đất thường xuyên đối mặt thiên tai gây hại sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu thành công, từ khi triển khai Đề án, ngành chức năng đã quan tâm công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật thâm canh cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao kiến thức và trình độ canh tác. Đáng chú ý đã thực hiện 2 mô hình trình diễn sản xuất lúa giống chất lượng cao chịu được thời tiết khắt nghiệt hạn mặn quy mô 10 ha/mô hình; 3 mô hình lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản vùng ven biển Gò Công: mãng cầu xiêm, thanh long; 3 mô hình “Chuyển đổi luân canh cây bắp trên nền đất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” với tổng diện tích 11 ha.
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá, các mô hình trình diễn kể trên giúp nâng hiệu quả canh tác, lợi nhuận tăng thêm từ 2 - 3 lần so với trồng độc canh 3 vụ lúa/năm nhiều rủi ro vừa góp phần tạo nguồn nông sản dồi dào, đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nông dân Nguyễn Trường Chinh cư ngụ tại ấp Xóm Chủ, xã Kiểng Phước, một xã ven biển của huyện Gò Công Đông có 1,5 ha đất trồng lúa. Mùa khô năm 2016, diện tích trên bị thiệt hại gần như toàn bộ bởi hạn hán nghiêm trọng và gay gắt khiến thiếu nguồn nước bơm tát. Nhận thấy thiên nhiên quá khắt nghiệt đồng thời với sự nhạy bén của người nông dân cần cù, chịu thương chịu khó bao đời nay trên miền đất khó, ông chuyển sang lập vườn trồng thanh long, giống ruột đỏ H14 do Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo. Đây là giống tốt, chất lượng, năng suất và sản lượng cao được thị trường xuất khẩu rất ưa chuộng.
Thu hoạch lúa vụ đông xuân tại huyện Gò Công Đông. Ảnh: Nam Thái – TTXVN |
Giống thanh long ruột đỏ trồng sau một năm rưởi đến hai năm tuổi đã cho thu hoạch với mức năng suất bình quân 18 đến 20 tấn/ ha. Những năm về sau, cây càng lớn, năng suất càng cao. Giá thanh long cũng luôn đứng ở mức cao, bình quân từ 40.000 - 45.000 đông/kg. Trong năm qua, vườn thanh long ruột đỏ của ông Chinh đã cho thu hoạch đầu vụ bán gần 800 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa năng suất cao trước đây. Ông cho biết, năm nay, với sức tăng trưởng mạnh mẽ của cây thanh long, năng suất còn tăng lên và thu nhập có thể đạt gấp rưỡi năm vừa qua. Nhờ cây thanh long trồng trên nền đất lúa, gia đình ông Nguyễn Trường Chinh vượt qua khó khăn, đời sống khấm khá hẳn lên.
Ông Đoàn Văn Bình, Chủ tịch hội Nông dân xã Kiểng Phước cho biết, chuyển đổi từ trồng lúa sang lập vườn quả thanh long ở ven biển Gò Công là chọn lựa đúng đắn của những nông dân địa phương nhằm tạo đột phá trong sản xuất thích ứng hạn mặn vừa làm giàu bền vững. Hiện diện tích chuyển đổi từ trồng lúa sang thanh long toàn xã đã lên đến trên 50 ha. Kiểng Phước xây dựng đề án phát triển vùng chuyên canh thanh long tại địa phương lên 150 ha.
Trồng thanh long ở xã ven biển Kiểng Phước, Gò Công Đông. Ảnh: Minh Trí – TTXVN |
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” chính là giải pháp căn cơ thích nghi với tình hình khô hạn, xâm nhập mặn, giảm được thiệt hại do thiên tai gây ra vừa mở ra cơ hội để nông dân làm giàu bền vững, nông nghiệp, nông thôn đổi mới theo hướng giàu đẹp và hiện đại. Đặc biệt là góp phần hình thành những vùng chuyên canh lớn, tạo nguồn nông sản hàng hóa dồi dào và chất lượng đáp ứng thị trường gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp địa bàn khó khăn.
Chăm sóc cải xanh trong vụ Đông Xuân 2017 - 2018 ở Gò Công Đông. Ảnh: Minh Trí - TTXVN |
Đáng mừng là trong mùa khô 2018, các phương án chủ động phòng chống hạn mặn cũng như việc triển khai mạnh mẽ Đề án cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ của tỉnh Tiền Giang đang phát huy hiệu quả trong đời sống, sản xuất của nhân dân vùng duyên hải phía Đông tỉnh Tiền Giang. Theo ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, dự kiến đến ngày 15/3, toàn bộ diện tích trồng lúa trong nội đồng sẽ chín rộ, không còn nhu cầu dùng nước nữa trong khi đó cống Xuân Hòa những ngày qua vẫn tích cực lấy nước ngọt bổ cấp vào nội đồng để trữ phục vụ sản xuất.
Trà lúa Đông Xuân gần 30.000 ha của các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang năm nay ăn chắc, lại trúng mùa, bội thu, năng suất không dưới 70 tạ/ha nên nông dân phấn khởi. Trong khi đó, những diện tích chuyển đổi sang lập vườn trồng cây ăn quả đều hứa hẹn năng suất cao, nông sản bán được giá, thiết thực mở ra cơ hội cất cánh cho miền đất mặn từ chủ trương sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu hôm nay.
Minh Trí