Ngày 9/10, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu, Ủy ban châu Âu (EC) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã kêu gọi những người có nguy cơ cao hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách tích cực tiêm chủng vaccine phòng bệnh. Đây là nỗ lực chung nhằm giảm thiểu các rủi ro do COVID-19 và cúm mùa gây ra trong mùa Thu và Đông năm nay.
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, ngày 7/10, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Dũng cho biết, tỉnh Sóc Trăng đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm đủ liều vaccine theo quy định; đồng thời vận động các nguồn lực tổ chức tiêm vét cho tất cả các đối tượng; phối hợp với ngành Giáo dục tổ chức tiêm cho tất cả trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi chưa tiêm mũi 2.
Để thống nhất và tăng cường hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch mới có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh, làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.
Sáng 16/7, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Lễ Phát động tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại lần 1, lần 2 năm 2022. Hưởng ứng phát động, hàng trăm lực lượng bộ đội, Đoàn viên Công đoàn, các sở, ban ngành tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi nhắc lại.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy trong trường hợp chưa có vaccine đặc hiệu ngăn ngừa biến thể Omicron, việc kéo dài khoảng cách giữa tiêm các mũi có thể góp phần ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.
Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản, Việt Nam đã kiểm soát được dịch COVID-19. Số liệu thống kê ca nhiễm COVID-19 mới mỗi ngày đã giảm từ 6.000 ca (tháng 7/2021) xuống mức hơn 400 ca trong giai đoạn hiện nay. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, yếu tố quan trọng, quyết định thành công trong kiểm soát dịch COVID-19 là tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine đạt mức cao.
Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc gửi 9 Bộ gồm: Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Công thương, Giao thông Vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư về việc tăng cường tiêm vaccine COVID-19 cho quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Một nghiên cứu mới cho thấy những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 nếu nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 dường như không có khả năng tạo các phản ứng miễn dịch giúp bảo vệ họ chống lại các biến thể khác.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 1722/VPCP-KGVX ngày 19/3/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiêm, mua và thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước.
Tính từ 16 giờ ngày 16/3 đến 16 giờ ngày 17/3, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi 178.112 ca mắc mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 178.109 ca ghi nhận trong nước (giảm 2.443 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 124.725 ca trong cộng đồng).
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 9/2 đến 16 giờ ngày 10/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.032 ca mắc mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 26.023 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.070 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.264 ca trong cộng đồng).
Thời gian qua, các nỗ lực nhằm tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân đã đối mặt với nhiều tin đồn thiếu xác thực trên mạng rằng việc tiêm vaccine có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và khả năng sinh sản. Mặc không có đủ bằng chứng cho thấy việc tiêm phòng sẽ làm giảm cơ hội mang thai, tăng nguy cơ gây sảy thai hoặc gây ra nhiều tác động tiêu cực, song các thông tin sai lệch vẫn tiếp tục lan rộng trên Internet.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến các địa phương về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Tuần hoàn máu của Hiệp hội Tim mạch Mỹ vào ngày 6/12, phần lớn những người dưới 21 tuổi bị viêm cơ tim sau tiêm vaccine ngừa COVID-19 đều có triệu chứng nhẹ và phục hồi nhanh chóng.
Ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho gần 66.000 trẻ từ 12 đến 17 tuổi.
Bộ Y tế vừa có công văn về hướng dẫn quy trình xử lý phản ánh thông tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 gửi Bộ Công an; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Y tế Bộ, ngành.
Bộ Y tế cho biết, tính từ 17 giờ ngày 27/10 đến 17 giờ ngày 28/10, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.892 ca mắc mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 4.876 ca ghi nhận trong nước (tăng 472 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố; có 1.980 ca trong cộng đồng.
Bộ Y tế cho biết, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên địa bàn toàn quốc với loại vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất. Đây là loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng, đảm bảo an toàn cho trẻ em
Ngày 26/10, tại cuộc họp với các đơn vị liên quan về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, từ tháng 11/2021, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em sẽ được tổ chức trên địa bàn toàn quốc với loại vaccine Comirnaty do Pfizer-BioNTech của Hoa Kỳ sản xuất. Loại vaccine này đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và nhiều nước sử dụng.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, chiều 10/9, thành phố ghi nhận thêm 11 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca tại cộng đồng, 9 ca tại khu cách ly; nâng tổng số ca ghi nhận trong ngày (từ 18 giờ ngày 9/9 đến 18 giờ ngày 10/9) trên địa bàn lên 29 ca, trong đó có 10 ca tại cộng đồng, 19 ca tại khu cách ly.
Ngày 10/9, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4355/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, áp dụng cho tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng của nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Ngày 30/8, ông Nguyễn Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Giang cho biết, theo kế hoạch phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho các xã biên giới, tới thời điểm hiện tại, 34 xã biên giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, chỉ còn lại hai huyện Xín Mần và Mèo Vạc đang tiếp tục triển khai tiêm mũi 2.
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Thanh tra Bộ vừa có Công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch và tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tuần lễ “Nuôi con bằng sữa mẹ” (từ ngày 1-7/8) năm nay, diễn ra hết sức đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-9 đang diễn biến phức tạp, việc tiêm vaccine COVID-19 được coi là biện pháp phòng ngừa quan trọng để bảo vệ bản thân, kiềm chế sự lây lan của đại dịch nguy hiểm này. Vì thế, nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú rất quan tâm tới vấn đề này, với băn khoăn: phụ nữ cho con bú có thể tiêm vaccine phòng COVID-19 hay không?
Trong báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình sản xuất, cung ứng nông sản 19 tỉnh, thành phố Nam bộ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ mới đây của Tổ công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổ công tác đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% lực lượng công nhân tại các cơ sở, nhà máy sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm. Bởi, đây là lực lượng lao động trực tiếp đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm lâu dài.
Những ngày này, thành phố Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội. Thành ủy Hà Nội đang tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp, biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo phát triển kinh tế, an sinh xã hội và sẵn sàng mọi điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất cho chiến dịch “thần tốc” tiêm phòng khi có đủ nguồn vaccine phòng COVID-19 trong thời gian tới.
Ngày 19/7, tại các xã biên giới của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bắt đầu triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Vaccine được sử dụng tiêm là Vero Cell của Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam, dành cho đối tượng ưu tiên đang công tác, làm việc và sinh sống tại khu vực biên giới.
Tin từ UBND thành phố Hà Nội, thành phố đang triển khai chiến dịch tiêm chủng diện rộng cho tất cả người dân trong độ tuổi cần tiêm chủng, từ 18 - 65 tuổi, với tổng số hơn 5,1 triệu liều vaccine. Sau khi UBND thành phố phê duyệt, phương án tiêm chủng sẽ được đăng tải công khai trên trang web của Sở Y tế Hà Nội trong tuần tới.