Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng múa điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Ảnh: Dương Giang - TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng múa điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 1Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Chương trình nhằm tôn vinh người trồng cây ăn quả và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP Việt Nam, nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 tổ chức tại Sơn La. Cùng dự buổi lễ có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, tỉnh Sơn La và đông đảo đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La.

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo điều kiện để tỉnh Sơn La và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ, trao đổi, quảng bá tiềm năng, cơ hội xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ trái cây, sản phẩm OCOP ở trong và ngoài nước; góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.

Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 28/5 đến 31/5 với quy mô trên 321 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã tới từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng với đó là chuỗi những sự kiện liên hoàn, bổ trợ lẫn nhau trong một chương trình tổng thể gắn với các hoạt động văn hóa, lễ hội phong phú, đa dạng, hấp dẫn và ý nghĩa như: Hội thảo “Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; triển lãm con đường nông sản; triển lãm trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam; triển lãm “Thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam”; triển lãm “Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La”; trưng bày, triển lãm, xúc tiến thương mại hàng Việt tại Tây Bắc; triển lãm trực tuyến trái cây và sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử Postmart. Các hội thi như: “Ảnh đẹp về trái cây”, “Tạo hình nghệ thuật từ trái cây”, “Chế biến món ăn ngon từ trái cây” và các hoạt động giao lưu văn hóa, ẩm thực truyền thống của khu vực Tây Bắc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 2Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan các gian hàng tại triển lãm trái cây, sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật chào mừng Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam được dàn dựng công phu, đặc sắc gồm 3 chủ đề: “Tinh hoa đất trời”; “Sơn La - Bừng sáng miền Tây Bắc”; “Nông sản Việt - Khát vọng hội nhập” với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sỹ và hơn 1.000 diễn viên chuyên, không chuyên.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sáng kiến của tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các bộ, ngành, doanh nghiệp đã lựa chọn nơi đây để tổ chức lễ hội. Thủ tướng nêu rõ, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khu vực nông thôn đã có những chuyển biến tích cực, từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được nâng lên. Dịch COVID-19 diễn ra trong hơn 2 năm qua đã ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp đã thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế và an ninh lương thực nước ta.

Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu trên thế giới với trị giá hơn 48 tỷ USD năm 2021, trong đó rau quả đóng góp gần 3,6 tỷ USD. Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy tính hiệu quả của việc chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó Sơn La là một điểm sáng về phát triển cây ăn trái.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2018 với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến nay, cả nước đã có gần 7.500 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, riêng Sơn La đã có 83 sản phẩm. Các sản phẩm OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống tinh thần và vật chất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 3Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan các gian hàng tại triển lãm trái cây, sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả trên có được là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương; sự năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thách thức, dám nghĩ, dám làm, tư duy nhạy bén của người nông dân. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng vẫn còn những khó khăn, thách thức. Đó là nhiều loại giống cây trồng, vật tư đầu vào còn phụ thuộc vào nhập khẩu; vùng nguyên liệu chưa tập trung; quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún; công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng; yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe; phát thải khí metal gây ô nhiễm môi trường...

Hội nghị Trung ương 5 vừa qua đã thảo luận, cho ý kiến về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam. Phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị.

Để phát triển nông nghiệp hiệu quả và gia tăng giá trị, ngành nông nghiệp nói chung và Sơn La nói riêng cần tập trung phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành trái cây; xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây là định hướng chiến lược phù hợp để phát huy tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc và cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 4Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng múa điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thủ tướng nêu rõ, để nông sản, trái cây, sản phẩm OCOP phát triển bền vững, chúng ta cần tập trung giải quyết 5 vấn đề căn bản là: xây dựng thương hiệu; quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, hợp tác công - tư; phát triển và mở rộng thị trường, đẩy mạnh tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế.

Ngành nông nghiệp đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong thời gian qua. Nhưng để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế và tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền nông nghiệp, chúng ta còn nhiều việc phải làm từ khâu quy hoạch, sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm để nông nghiệp Việt Nam có vị trí cao hơn trên bản đồ nông nghiệp thế giới. Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng nông nghiệp, hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa cho khu vực nông thôn.

Thủ tướng tin tưởng rằng, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, tích cực chủ động hội nhập, với ý chí “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền” và tinh thần “Bàn tay ta làm nên tất cả - Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” của người nông dân Việt Nam; cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước; nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ phát triển ngày càng vươn xa như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn khi lên thăm Nông trường Mộc Châu, Sơn La năm 1959: “Luôn luôn cố gắng; Khắc phục khó khăn; Tiến lên thật hăng; Làm tròn nhiệm vụ”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 5Các đại biểu cùng múa điệu xòe truyền thống với đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La tại Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

* Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm vùng sản xuất nông nghiệp tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - Nơi trước đây người dân trồng ngô hiệu quả kinh tế thấp; thậm chí là vườn tạp; nay bà con trồng cây ăn quả như xoài, vải, mận, cam, bưởi… hiệu quả kinh tế cao gấp 20 lần so với trước. Trên những sườn đồi, núi đá, nay là những vườn cây trĩu quả.

Thủ tướng cho rằng, đây là minh chứng cho sự đổi mới tư duy, mạnh dạn đưa cây ăn quả lên sườn đồi; giúp người dân làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, không phải đi làm ăn xa nhà; minh chứng cho sự thành công của đổi mới sáng tạo, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành có thể.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 6Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm vùng sản xuất nông nghiệp tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

* Thủ tướng cũng thăm, kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Sơn La, tại huyện Mai Sơn. Dự án có diện tích gần 9ha với quy mô dự kiến 50.000 tấn sản phẩm/năm.

Tại đây, Thủ tướng cho biết, Sơn La nói riêng và các tỉnh khu vực Tây Bắc nói chung đang phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đặc biệt là cây ăn quả. Để phát triển nông nghiệp cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất lao động, nâng cao giá trị đầu tư, có hỗ trợ về vốn, mở rộng thị trường tiêu thụ và có công nghệ sau thu hoạch. Doveco đã đầu tư vào một trong những yếu tố cần cho phát triển nông nghiệp của Sơn La và vùng Tây Bắc, đó là công nghệ sau thu hoạch.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 ảnh 7Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm chế biến rau quả Doveco Sơn La. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Thủ tướng mong Doveco tiếp tục mở rộng thêm các nhà máy để đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của người nông dân. Các cấp chính quyền tỉnh Sơn La hối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp để bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Phạm Tiếp - Nguyễn Cường

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Chứng nhận hai vùng an toàn dịch bệnh dại trên động vật đầu tiên ở Tây Nguyên

Trong hai ngày 16 và 17/1, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kon Tum tổ chức trao Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo cho phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) và thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông). Đây là hai vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại trên chó, mèo đầu tiên của tỉnh Kon Tum cũng như của khu vực Tây Nguyên.

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Tết ấm áp trong những ngôi nhà mới ở huyện Vị Xuyên

Những ngày giáp Tết Nguyên đán 2025, trên nhiều bản làng, thôn xóm của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) hàng chục ngôi nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mỗi ngôi nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc sẽ có một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Các hộ được xóa nhà tạm sẽ đón Tết vui tươi, đầm ấm hơn.

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Bàn giao 292 ngôi nhà mới cho người dân huyện biên giới Lạng Sơn

Chiều 16/1, tại thôn Khòn Chu, xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức sơ kết giai đoạn 1 Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát và bàn giao 292 căn nhà mới cho người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đồng bào Mông ở Tà Han hân hoan an cư trong những căn nhà mới

Đầu tháng 9/2024, do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), khu vực sinh sống của đồng bào Mông thôn Tà Han (xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) bỗng dưng xuất hiện nhiều vết nứt nguy cơ sạt lở cao. 25 hộ dân của thôn Tà Han buộc phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm. Đời sống của những hộ dân vùng cao này vốn đã vất vả càng thêm khó khăn.

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Ninh Thuận hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Tỉnh Ninh Thuận đang tăng cường huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Qua đó, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của địa phương trong giai đoạn tới.

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Điện Biên: Hỗ trợ các gia đình chính sách có nơi ở an toàn, kiên cố

Nhằm tri ân những đóng góp to lớn của các gia đình có công với cách mạng, tỉnh Điện Biên vừa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ nhà ở với tổng kinh phí gần 7 tỷ đồng; dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Qua đó, mang lại sự thay đổi thiết thực cho 169 gia đình thuộc diện chính sách.

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Chung tay vì ước mơ an cư của người nghèo

Nhằm hỗ trợ người nghèo ổn định cuộc sống, có động lực vươn lên, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện hiệu quả chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Những ngôi nhà mới kiên cố, khang trang thay cho những ngôi nhà tạm bợ được bàn giao cho các hộ gia đình, không chỉ là sự quan tâm về vật chất, mà còn là nguồn động viên tinh thần, để người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Thời tiết ngày 16/1/2025: Hà Tĩnh đến Bình Định có mưa to và dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/1, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền duy trì ở mức cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, một số nơi xuất hiện gió giật mạnh cấp 6. Thời tiết rét đậm bao phủ diện rộng, vùng núi cao có nguy cơ xảy ra băng giá và sương muối.

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Người có uy tín - chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc thiểu số Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có 35,44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30,19%, dân tộc Hoa chiếm 5,22%. Những người có uy tín trong các dân tộc đã gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia thực hiện tốt các phong trào bảo vệ an ninh trật tự ở Sóc Trăng.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Người dân cẩn trọng với thực phẩm không rõ nguồn gốc dịp Tết Nguyên đán

Những ngày này, thị trường sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Nghệ An bắt đầu sôi động phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Đây cũng là thời điểm để thực phẩm kém chất lượng dễ dàng xâm nhập vào thị trường. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe, người dân cần lựa chọn thực phẩm an toàn.

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Chăm lo Tết cho người nghèo, người yếu thế vùng biên giới Tây Ninh

Nhằm sẻ chia, giúp đỡ người khuyết tật, người nghèo và trẻ em vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, Hội Bảo trợ người khuyết tật, người nghèo và Bảo vệ Quyền Trẻ em tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Chương trình trao tặng quà Tết Ất Tỵ năm 2025, với phương châm không để ai thiếu Tết.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.

Điện về thắp sáng Vàng On

Điện về thắp sáng Vàng On

Những ngày gần Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, niềm vui của 105 hộ đồng bào dân tộc Mông và Dao, thôn Vàng On, xã Trung Minh, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được nhân lên gấp bội bởi sau 30 năm bà con nơi đây mới được sử dụng điện lưới quốc gia.