Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển trạng thái “xin - cho” sang trạng thái “chủ động” cung cấp dịch vụ công cho người dân

Chiều 6/2, chủ trì Phiên họp lần thứ 10 trực tuyến toàn quốc của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Uỷ ban), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban yêu cầu, đến tháng 6/2025, tất cả lãnh đạo bộ, ngành và lãnh đạo UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số; đến cuối năm 2025, tất cả cán bộ, công chức cấp xã, huyện, tỉnh phải xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số.

potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-tong-ket-hoat-dong-cua-uy-ban-quoc-gia-ve-chuyen-doi-so-va-de-an-06-7843285.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Chuyển đổi số đã đến từng cấp, từng ngành, từng nhà, từng người

Phiên họp đánh giá, năm 2024, công tác chỉ đạo, điều hành có kinh nghiệm hơn, bài bản hơn; việc tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Riêng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 12 Nghị quyết, 9 Quyết định, 6 Chỉ thị, 6 Công điện. Trong năm 2024, tổ chức 6 Hội nghị của Ủy ban quốc gia; 11 Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Đề án 06. Đến nay, đã hoàn thành 44/63 nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Uỷ ban và hoàn thành, đang triển khai 244/276 nhiệm vụ năm 2024 của Đề án 06.

Với việc Luật Viễn thông sửa đổi, Luật Dữ liệu và các Nghị định, Chiến lược được ban hành, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế liên quan chuyển đổi số đã giải quyết được nhiều điểm nghẽn và tạo không gian, động lực phát triển mới. Hạ tầng số được mở rộng, phát triển, với việc đấu giá thành công tần số, triển khai mạng di động 5G, đưa vào khai thác 1 tuyến cáp biển mới. Dữ liệu số và nền tảng số tiếp tục phát triển mạnh, với việc xác lập thêm 4 cơ sở dữ liệu quốc gia, nâng tổng số lên 10 cơ sở dữ liệu quốc gia; các bộ, ngành, địa phương xác lập thêm 678 cơ sở dữ liệu, nâng tổng số cơ sở dữ liệu cả nước lên gần 3.000 cơ sở.

potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-tong-ket-hoat-dong-cua-uy-ban-quoc-gia-ve-chuyen-doi-so-va-de-an-06-7843253.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Chính phủ số được triển khai sâu rộng, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình của cả nước đạt 45%, tăng 2,5 lần so với năm 2023. Cổng dịch vụ công quốc gia tiếp tục phát huy hiệu quả với 4.475 thủ tục được tích hợp. Từ tháng 7/2024 người dân, doanh nghiệp có thể dùng VNeID để đăng nhập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Năm 2024, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 71/193 quốc gia trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với 2022.

Năm 2024 tỷ trọng kinh tế số ước đạt 18,3% GDP, tốc độ tăng trưởng vượt 20%/năm, cao gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, nhanh nhất Đông Nam Á. Thương mại điện tử bán lẻ đạt doanh thu 25 tỷ USD, tăng khoảng 20%. Việt Nam thuộc top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Tốc độ tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm tăng hơn 50%, dẫn đầu Đông Nam Á. Lần đầu tiên, tỷ lệ truy cập các nền tảng số Make in VietNam so với các nền tảng số nước ngoài vượt 20%, đạt 25,25% tăng 5,62% so với năm 2023.

Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia có số lượng người dùng nền tảng số nội địa ở mức cao. Số lượng tài khoản VNeID đã kích hoạt trên 55,25 triệu, vượt mục tiêu 40 triệu tài khoản người dùng trong Đề án 06/CP; 90% người dân tham gia bảo hiểm có sổ sức khỏe điện tử; 100% học sinh/sinh viên có hồ sơ học tập số; 100% bệnh viện, trung tâm y tế công, cơ sở giáo dục đại học triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.

Việt Nam tăng 8 bậc từ vị trí 25 lên vị trí 17/194 quốc gia; đứng thứ 4/38 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương về an toàn thông tin. Nhân lực số phát triển mạnh mẽ, với tổng nhân lực công nghệ thông tin đạt 561 ngàn người, chiếm 1,1% tổng lao động.

Trong khi đó, việc triển khai Đề án 06/CP của Chính phủ đem lại nhiều tiện ích được người dân đồng tình, ủng hộ cao. Các bộ, ngành đã cung cấp 54/76 dịch vụ công thiết yếu, trong đó, 43 thủ tục hành chính đã được cung cấp toàn trình trên cổng dịch vụ công quốc gia; phần mềm dịch vụ công liên thông đã được triển khai trên toàn quốc.

potal-thu-tuong-chu-tri-phien-hop-tong-ket-hoat-dong-cua-uy-ban-quoc-gia-ve-chuyen-doi-so-va-de-an-06-7843321.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu bấm nút khai trương hệ thống điều phối dữ liệu ngành y tế. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Ứng dụng Cơ sở dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử được xây dựng, kết nối liên thông; đã hoàn thành cung cấp 35 tiện ích trên VNeID; tích hợp gần 16 triệu thông tin công dân trên Sổ sức khỏe điện tử, 911 ngàn hồ sơ Giấy chuyển tuyến và 2,6 triệu hồ sơ Giấy hẹn khám lại.

Hiện nay, 63/63 địa phương đã chính thức triển khai cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên VNeID với hơn 129 ngàn hồ sơ phát sinh trên ứng dụng VneID; chính thức triển khai định danh tổ chức với 4.793 hồ sơ đăng ký trên toàn quốc. Cả nước đã số hóa được hơn 3 triệu sổ hộ tịch, hơn 95,8 triệu dữ liệu, phê duyệt - cập nhật chính thức vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên 79,3 triệu dữ liệu…

Mặc dù đạt được thành tựu quan trọng, song quá trình chuyển đổi số vẫn còn những hạn chế. Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình chưa cao; triển khai các cơ sở dữ liệu còn chậm, chưa kết nối, khai thác chưa hiệu quả; lừa đảo trực tuyến, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tấn công mạng ngày càng phức tạp; nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin, công nghệ số còn thiếu và chưa đồng đều; người dân chưa thực sự hiểu, tin và làm theo chuyển đổi số…

Các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện phát triển hạ tầng số, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phát triển cơ sở dữ liệu, kết nối chia sẻ thông tin, hình thành dữ liệu lớn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…

Với chủ đề Chuyển đổi số quốc gia năm 2025 là “Chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế”, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ tập trung chỉ đạo triển khai chuyển đổi số toàn diện các ngành, lĩnh vực góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8-10% trong năm 2025.

Kết luận Phiên họp, nhấn mạnh, nhờ sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, đặc biệt là Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng lòng, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp, chuyển đổi số đạt nhiều bước tiến lớn, quan trọng, nổi bật.

Trong đó, cả nước đã đơn giản hóa 898/1.084 thủ tục hành chính; 63/63 địa phương đã ban hành Nghị quyết miễn giảm phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính; doanh thu năm 2024 đạt 152 tỷ USD, tăng 10,9%; doanh thu phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin đạt 18 tỷ USD, tăng 38,5%; nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Marvell, NVIDIA, SK Hynix.. đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam; thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ; các dữ liệu được xây dựng, tích hợp; hạ tầng số được đầu tư; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được đẩy mạnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện…

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số với vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Nêu một số hạn chế, tồn tại, trong đó 39/276 nhiệm vụ của Đề án 06 và 19/63 nhiệm vụ theo Kế hoạch của Ủy ban chưa hoàn thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ công tác chuyển đổi số vẫn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là vai trò người đứng đầu; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu; sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong xử lý vướng mắc, bất cập có tính chất liên ngành…

Thực hiện “5 tăng tốc, bứt phá” trong chuyển đổi số

Nhấn mạnh công tác chuyển đổi số phải bám sát Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Chương trình hành động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuyển đổi số phải gắn chặt với cải cách tổ chức bộ máy; chuyển đổi số phải toàn dân, toàn diện, toàn trình, phù hợp với xu thế và đáp ứng nhu cầu của nhân dân; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể.

Thủ tướng đề nghị thực hiện “5 tăng tốc, bứt phá” trong chuyển đổi số: tăng tốc, bứt phá trong chuyển đổi số toàn diện, đưa công nghệ số lan tỏa đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn tới; tăng tốc, bứt phá trong số hóa các ngành kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp đến dịch vụ, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; tăng tốc, bứt phá trong phát triển hạ tầng số, xây dựng nền tảng vững chắc cho kinh tế số, xã hội số phát triển mạnh mẽ; tăng tốc, bứt phá trong phát triển nhân lực số, trang bị kiến thức và kỹ năng cho thế hệ tương lai, sẵn sàng nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên số; tăng tốc, bứt phá trong phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Cho biết, nhiệm vụ thời gian tới là hết sức nặng nề, cả nước phải “tăng tốc và bứt phá” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021-2025; nhất trí với Chủ đề chuyển đổi số năm 2025 là “Chuyển đổi số toàn diện để phát triển kinh tế số, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Trong đó, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và ứng dụng Đề án 06, đảm bảo đa dạng hoá hình thức, đa dạng hoá nội dung và đa dạng hoá kết quả để phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp.

“Đến tháng 6/2025, tất cả lãnh đạo bộ, ngành, lãnh đạo UBND cấp tỉnh phải chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số. Đến cuối năm 2025, tất cả cán bộ, công chức cấp xã, huyện, tỉnh phải xử lý công việc trên môi trường mạng và ký số”, Thủ tướng chỉ đạo.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện thể chế; xây dựng cơ chế, chính sách; bảo đảm nguồn lực cho chuyển đổi số; thúc đẩy phát triển kinh tế số, hạ tầng số và nền tảng số quốc gia, trong đó xây dựng Đề án ứng dụng Internet vạn vật trong một số ngành, lĩnh vực như sản xuất, thương mại, năng lượng, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, y tế thông minh … và Đề án chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, gắn với xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp; đẩy mạnh triển khai thu thuế hộ gia đình; thúc đẩy việc thương mại điện tử thanh toán, chi trả không dùng tiền mặt; đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động trong năm 2025; đẩy mạnh phát triển hệ thống truyền dẫn dữ liệu qua vệ tinh; cáp quang băng thông rộng tốc độ cao…

Thủ tướng yêu cầu trong 6 tháng tới, Bộ Tài chính phải hoàn thành triển khai thanh toán dịch vụ ăn uống bằng phương thức điện tử, Bộ Y tế hoàn thành triển khai bệnh án điện tử, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành xây dựng dữ liệu học sinh, Bộ Tư pháp hoàn thành cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo cung cấp dịch vụ tài chính số cho người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, tiếp tục đẩy mạnh cung cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến; cắt giảm và xóa bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết; chuyển trạng thái “xin” cung cấp dịch vụ công sang trạng thái “chủ động” cung cấp dịch vụ công cho người dân, trong đó phấn đấu trong năm 2025, 100% các sân bay, bến cảng, cửa khẩu ứng dụng công nghệ sinh trắc, nền tảng VneID; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính; áp dụng chính sách thu phí 0 đồng để thu hút người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến; phấn đấu đến hết năm 2025 đạt 80% dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân.

“Tổ chức thực hiện ngay 100% thủ tục hành chính của người nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng dịch vụ công trực tuyến; cắt giảm thủ tục hành chính, thời gian cấp visa và triển khai theo phương thức trực tuyến; triển khai cấp căn cước cho người Việt Nam tại nước ngoài và cấp khai sinh cho trẻ em Việt Nam tại nước ngoài theo phương thức trực tuyến”, Thủ tướng yêu cầu.

Chỉ đạo các nhiệm vụ cụ thể trong đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; phát triển nhân lực phục vụ chuyển đổi số và đẩy mạnh triển khai Đề án 06, nhất là tích hợp dữ liệu tổng hợp từ cơ sử dũ liệu quốc gia, chuyên ngành về cơ sở dữ liệu tổng hợp tại Trung tâm dữ liệu quốc gia; đẩy mạnh số hóa, tạo lập dữ liệu, bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống”, với mục tiêu hoàn thành trong quý IV/2025, Thủ tướng Chính phủ tin tưởng công cuộc chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 sẽ tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện và bền vững, góp phần quan trọng cho thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đời sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân, xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương thực hiện nghi thức kích hoạt hệ thống điều phối dữ liệu ngành y tế (Gmedical).

Phạm Tiếp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”, cùng cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Thông tin từ UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đến 8 giờ ngày 22/3, các đám cháy rừng tại núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được dập tắt. Để đảm bảo các đám cháy không bùng phát trở lại, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại hiện trường để ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án "Quân đội tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong tình hình mới" (Đề án 57) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề án 57.

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Chiều 19/3, tại thành phố Đà Lạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025. Hội nghị có sự tham gia của 36 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đại diện sở, ngành của địa phương.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ngày 18/3, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề). Tại Kỳ họp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, với số phiếu đạt 100% (47/47 đại biểu có mặt).

Xây dựng Gia Lai trở thành tỉnh khá ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Xây dựng Gia Lai trở thành tỉnh khá ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Thực hiện Thông báo số 118-TB/VPTW ngày 13/1/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm trong chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã và đang tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong năm 2025 và tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn đến năm 2045; quyết tâm phát triển trở thành tỉnh khá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy

Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến một số nội dung về sắp xếp tinh gọn bộ máy

Sáng 17/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung liên quan đến Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 và việc sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; tiến độ công việc phục vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau cuộc họp của Bộ Chính trị thống nhất chủ trương về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Đảng ủy Chính phủ gửi đề án lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, sau đó tổng hợp và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, dự kiến vào trung tuần tháng 4/2025. Sau Hội nghị Trung ương sẽ có một hội nghị toàn quốc để triển khai sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã.

Lai Châu hút đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương nơi vùng cao biên giới

Lai Châu hút đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của địa phương nơi vùng cao biên giới

Tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh. Tỉnh ban hành cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào tìm hiểu, triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.

Lịch sử không bao giờ quên

Lịch sử không bao giờ quên

37 năm sau trận chiến đấu bảo vệ Trường Sa (14/3/1988 - 14/3/2025), sự hy sinh của 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam trong cuộc chiến Gạc Ma mãi được ghi nhớ, lịch sử không bao giờ quên và là lời nhắc nhở người dân Việt về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, xây dựng lực lượng quân sự vững mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần có thêm giải thưởng vinh danh phụ nữ xuất sắc trên các lĩnh vực

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần có thêm giải thưởng vinh danh phụ nữ xuất sắc trên các lĩnh vực

Sáng 8/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nữ Anh hùng Lao động, nữ tướng và dự lễ Kỷ niệm 40 năm Giải thưởng Kovalevskaia và trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024. Sự kiện được tổ chức đúng dịp kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 115 năm ngày Quốc tế phụ nữ và 60 năm phong trào “Ba đảm đang”, hướng tới Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Những bóng hồng đội nắng thắng mưa luyện tập cho lễ duyệt binh

Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).