Thông cáo báo chí số 07, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

Sáng thứ Tư, ngày 19/2/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ bảy, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

potal-quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-luat-va-nghi-quyet-quan-trong-7863152.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

1. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội), có 455 đại biểu tán thành (bằng 95,19% tổng số đại biểu Quốc hội), có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,63% tổng số đại biểu Quốc hội), có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội), có 459 đại biểu tán thành (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội).

potal-quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-luat-va-nghi-quyet-quan-trong-7863156.jpg
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày báo cáo. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Nội dung 3: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,23% tổng số đại biểu Quốc hội), có 459 đại biểu tán thành (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội), có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).

potal-quoc-hoi-bieu-quyet-thong-qua-luat-to-chuc-chinh-phu-sua-doi-7861310.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

2. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 4: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 461 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội), có 459 đại biểu tán thành (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,42% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 5: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội), có 458 đại biểu tán thành (bằng 95,82% tổng số đại biểu Quốc hội), có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nội dung 6: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,03% tổng số đại biểu Quốc hội), có 456 đại biểu tán thành (bằng 95,40% tổng số đại biểu Quốc hội), có 3 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,63% tổng số đại biểu Quốc hội).

3. Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành các nội dung sau:

Nội dung 7: Quốc hội họp riêng, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và một số cơ chế, giải pháp cấp bách cần thiết để triển khai dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới Trụ sở làm việc cơ quan Chủ tịch nước tại số 2 Lê Thạch, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 448 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 93,72% tổng số đại biểu Quốc hội), có 438 đại biểu tán thành (bằng 91,63% tổng số đại biểu Quốc hội), có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,63% tổng số đại biểu Quốc hội), có 7 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,46% tổng số đại biểu Quốc hội).

potal-be-mac-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-9-quoc-hoi-khoa-xv-7863555.jpg
Phiên bế mạc kỳ họp. Ảnh: Văn Điệp - TTXVN

Nội dung 8: Quốc hội họp phiên bế mạc. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tại phiên họp, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự Phiên bế mạc Kỳ họp; trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 97,07% tổng số đại biểu Quốc hội), có 463 đại biểu tán thành (bằng 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội), có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội).

Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết này bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,82% tổng số đại biểu Quốc hội), có 454 đại biểu tán thành (bằng 94,98% tổng số đại biểu Quốc hội), có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số đại biểu Quốc hội), có 3 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,63% tổng số đại biểu Quốc hội).

potal-phien-be-mac-ky-hop-bat-thuong-lan-thu-9-quoc-hoi-khoa-xv-7863446.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Từ 10 giờ 45 phút: Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV. Sau đó, Quốc hội làm lễ chào cờ.

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Sáng 18/2/2025, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

46 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc Việt Nam

46 năm đã qua (17/2/1979 – 17/2/2026), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của của dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân, nhất là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Bình Phước đảm bảo chính quyền địa phương hoạt động vì lợi ích của nhân dân

Bình Phước đảm bảo chính quyền địa phương hoạt động vì lợi ích của nhân dân

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc Nùng  ông Trương Văn Kiên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh cho biết việc thực hiện Nghị quyết số 18–NQ/TW nhằm tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, ông và nhiều người dân hoàn toàn ủng hộ việc sửa đổi này.

Chủ tịch nước Lương Cường: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước Lương Cường: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Bầu Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang

Bầu Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang

Tại Kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh đã bầu ông Đồng Văn Thanh giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang; bầu ông Trần Văn Huyến giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; bầu ông Trần Chí Hùng giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Tinh gọn bộ máy: Cần nhiều tấm gương mở đường

Tinh gọn bộ máy: Cần nhiều tấm gương mở đường

Trong bất kỳ giai đoạn nào của công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước đều cần đến sự nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. “Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy” cũng không thể thiếu tinh thần dũng cảm, sự hy sinh lợi ích cá nhân.

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Chiều 11/2, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết: "TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030" của Tổng Bí thư Tô Lâm: TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030.