Ngày 4/1, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chính quyền thị xã Vĩnh Châu tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”.
Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là thị xã ven biển có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm trên 70%, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer). Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở thị xã Vĩnh Châu ngày càng khởi sắc.
Thị xã Vĩnh Châu có đông đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa. Thị xã có vùng biên giới biển, là địa bàn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao. Tuy nhiên, những năm gần đây, thị xã luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đầu tư, hỗ trợ rất lớn thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… nhờ đó cuộc sống của người dân nơi đây đang không ngừng phát triển.
Ngày 12/4, tại chùa Xẻo Me (phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Ban Tổ chức Tết quân - dân tỉnh Sóc Trăng đã làm Lễ xuất quân tổ chức các hoạt động “quân - dân Sóc Trăng mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2024”. Đây là năm đầu tiên tỉnh tổ chức Tết quân - dân nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.
Ngày 21/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tuyên truyền thực hiện phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới cho hơn 100 đại biểu là cán bộ, nhân dân khu vực biên giới biển trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu.
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023), ngày 27/2, các địa phương trên địa bàn khu vực biên giới biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) đã phối hợp với các Đồn Biên phòng Vĩnh Châu và Trung Bình thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Những ngày qua, nông dân vùng chuyên trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đang bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ vụ hành thương phẩm. Năm nay, người dân xứ (thủ phủ) hành tím Vĩnh Châu khá phấn khởi, bởi giá hành thương phẩm cao gấp đôi, năng suất tăng 30% so với năm trước.
Hiện nay, nông dân trồng hành tím vụ Tết Nguyên đán ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã bước vào vụ thu hoạch với mức giá đầu vụ khá cao so với cùng kỳ nhiều năm trước. Tuy nhiên, theo bà con trồng loại cây đặc sản này, năng suất hành tím năm nay giảm so với mọi năm do thời tiết bất lợi và giá hành giống, phân bón, công chăm sóc cao hơn nên lợi nhuận cho người trồng không cao.
Ngày 16/5, tại ấp Prey Chóp, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về phòng, chống thiên tai năm 2022 (từ ngày 15-22/5) với chủ đề “Cộng đồng bền vững, thích ứng thiên tai”.
Đồng bào Khmer ven biển thuộc xã Vĩnh Hải (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) coi các chiến sỹ của Đồn Biên phòng Vĩnh Hải (Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng) rất gần gũi như những người thân trong nhà. Bởi vì đồn luôn là điểm tựa cho bà con nơi đây về mọi mặt, trong đó có những “bác sỹ quân hàm xanh” luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Trước những bất lợi của thời tiết do mưa trái mùa nhiều, không có nắng, người nuôi artemia (tôm ngâm nước mặn) trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng năm nay như ngồi trên “đống lửa”.
Tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi gần 73.000 ha thủy sản, đạt trên 98% kế hoạch, giảm 7,9% so cùng kỳ. Theo đó, diện tích tôm nước lợ là gần 50.000 ha, giảm hơn 13%; thủy sản nước ngọt khoảng 21.000 ha, thủy sản khác trên 2.000 ha.
Dưới ảnh hưởng ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, qua từng năm, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã bị xói lở nghiêm trọng. Đặc biệt, những năm gần đây, tình trạng khai thác nghêu giống, sò huyết giống tại các bãi bồi, khu vực có diện tích rừng phòng hộ mới trồng đã khiến diện tích rừng bị thiệt hại nặng nề.
Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là vùng đất đặc biệt của Đồng bằng sông Cửu Long, nơi 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa cùng chung sống. Không chỉ có thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy sản, Vĩnh Châu còn được biết đến với những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng như: hành tím, tỏi, củ cải...
Tỉnh Sóc Trăng có vành đai rừng hẹp, chạy dọc theo chiều dài 72km bờ biển. Trong những năm qua, Sóc Trăng thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ bờ biển; trong đó chú trọng giải pháp quản lý, bảo vệ đai rừng ngập mặn. Mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn ven biển ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung được coi là điểm sáng trong việc bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân.
Làng nghề dệt chiếu xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng hiện chỉ còn khoảng 20 hộ dệt thường xuyên. Phần lớn những người gắn bó và duy trì nghề là người lớn tuổi có tâm huyết hoặc là phụ nữ tranh thủ ngoài thời gian đồng áng, việc gia đình để làm thêm.