Tiếp đoàn có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ.
Đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 ở Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục của thành phố ở mức cao, là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong thực hiện Nghị quyết 29.
Thành phố chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá; coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm chất công dân, lý tưởng cách mạng với nhiều hình thức thu hút học sinh tham gia và xã hội ủng hộ; chất lượng đội ngũ không ngừng được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Thành phố cũng có nhiều cơ chế, chính sách nâng cao đời sống giáo viên.
Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, tuy chịu áp lực trước tình hình học sinh tăng cao mỗi năm nhưng thành phố đã có nhiều giải pháp, chính sách thiết thực để gia tăng nguồn lực đầu tư, từ nguồn Nhà nước đến kêu gọi nguồn lực xã hội cho phát triển mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu thực tế. Thành phố có sự phối hợp tốt với các trường đại học trên địa bàn trong hợp tác nghiên cứu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 29, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, thời gian tới thành phố cần tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, sự hiểu biết của xã hội và quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ các cấp trong thực hiện Nghị quyết. Cùng với đó, thành phố cần chú trọng quản lý Nhà nước, công tác Đảng, chính trị ở các trường quốc tế, trường tư thục; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong học sinh, sinh viên; quan tâm đầu tư nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhất là vấn đề chuẩn hóa đội ngũ; tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác giáo dục mầm non.
Thành phố cần tiếp tục kết nối hiệu quả với các trường đại học trên địa bàn trong nghiên cứu chính sách vĩ mô, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố, vùng và cả nước. Đặc biệt, thành phố cần mạnh dạn thí điểm theo thẩm quyền đối với những vấn đề mới.
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: Với đặc thù dân số đông và tăng cao mỗi năm, quy mô giáo dục thành phố cũng tăng cao, đòi hỏi thành phố nỗ lực rất lớn, mở rộng quy mô trường, lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu thực tế, hàng năm thành phố dành 25% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục.
Trong đó, giáo dục mầm non được sự quan tâm đặc biệt của thành phố thông qua nhiều chính sách; giáo dục phổ thông được tập trung đầu tư theo hướng chuẩn hóa, từ chuẩn hóa chương trình đến đội ngũ...; giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được quan tâm nâng cao chất lượng.
Từ thực tế, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhận định, việc thực hiện dân chủ trong nhà trường rất quan trọng nhưng hiện nay chưa làm được nhiều, người học tham gia đánh giá quá trình đào tạo, giáo viên tham gia đánh giá về công tác quản lý tại nhà trường còn hạn chế. Vì vậy, sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy ý kiến của học sinh, sinh viên, giáo viên, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đánh giá sơ kết công tác phối hợp giữa Bộ với các địa phương trong quản lý giáo dục đại học hiệu quả hơn. Trong quá trình phát triển, đặc biệt là xây dựng đô thị thông minh, sáng tạo, thành phố rất cần nguồn lực của các trường đại học, vì vậy thời gian tới, thành phố tiếp tục phối hợp, đặt hàng với các trường để đào tạo nhân lực chất lượng cao…
Đề cập đến việc số trường học tại thành phố đạt chuẩn quốc gia còn ít, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết, về chất lượng đội ngũ thành phố đảm bảo theo chuẩn, tuy nhiên khó khăn lớn nhất của thành phố là số trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu tiêu chí đánh giá, kiểm định trường chuẩn quốc gia linh hoạt để phù hợp hơn với đô thị như thành phố; trong đó coi chất lượng giáo dục là yếu tố cốt lõi trong công nhận trường chuẩn quốc gia.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục phát triển, giữ vững ngọn cờ đầu của cả nước, từng bước hội nhập khu vực, thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hạn chế lớn nhất của thành phố là quy mô trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu, do số học sinh hàng năm tăng cao. Ngoài ra, cơ chế đổi mới giáo dục còn chậm so với cơ chế đổi mới kinh tế, tốc độ phát triển giáo dục, nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập của thành phố.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030, hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nhưng vẫn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, bản sắc dân tộc, phấn đấu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giáo dục-đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Trước những khó khăn trong thực tiễn, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định, chính sách giáo dục và đào tạo liên quan đến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đánh giá năng lực người học, công tác tuyển sinh đầu các cấp học theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chất lượng cao, đảm bảo ổn định lâu dài.
Lãnh đạo thành phố cũng kiến nghị Trung ương cho phép ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới. Cụ thể như việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, định hướng mở trong biên chế năm học, linh hoạt về sĩ số lớp học theo đặc điểm địa phương…
Bên cạnh đó, cho phép thành phố thực hiện thí điểm những dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất, được nâng tầng cao phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án, qua đó giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở khu dân cư đông đúc./.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN |
Đồng chí Võ Văn Thưởng đánh giá cao kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 ở Thành phố Hồ Chí Minh; trong đó kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục của thành phố ở mức cao, là một trong những địa phương đứng đầu cả nước trong thực hiện Nghị quyết 29.
Thành phố chú trọng đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá; coi trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phẩm chất công dân, lý tưởng cách mạng với nhiều hình thức thu hút học sinh tham gia và xã hội ủng hộ; chất lượng đội ngũ không ngừng được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Thành phố cũng có nhiều cơ chế, chính sách nâng cao đời sống giáo viên.
Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, tuy chịu áp lực trước tình hình học sinh tăng cao mỗi năm nhưng thành phố đã có nhiều giải pháp, chính sách thiết thực để gia tăng nguồn lực đầu tư, từ nguồn Nhà nước đến kêu gọi nguồn lực xã hội cho phát triển mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu thực tế. Thành phố có sự phối hợp tốt với các trường đại học trên địa bàn trong hợp tác nghiên cứu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 29, đồng chí Võ Văn Thưởng đề nghị, thời gian tới thành phố cần tập trung quán triệt, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, sự hiểu biết của xã hội và quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ các cấp trong thực hiện Nghị quyết. Cùng với đó, thành phố cần chú trọng quản lý Nhà nước, công tác Đảng, chính trị ở các trường quốc tế, trường tư thục; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong học sinh, sinh viên; quan tâm đầu tư nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhất là vấn đề chuẩn hóa đội ngũ; tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác giáo dục mầm non.
Thành phố cần tiếp tục kết nối hiệu quả với các trường đại học trên địa bàn trong nghiên cứu chính sách vĩ mô, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố, vùng và cả nước. Đặc biệt, thành phố cần mạnh dạn thí điểm theo thẩm quyền đối với những vấn đề mới.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN |
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ: Với đặc thù dân số đông và tăng cao mỗi năm, quy mô giáo dục thành phố cũng tăng cao, đòi hỏi thành phố nỗ lực rất lớn, mở rộng quy mô trường, lớp để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu thực tế, hàng năm thành phố dành 25% ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục.
Trong đó, giáo dục mầm non được sự quan tâm đặc biệt của thành phố thông qua nhiều chính sách; giáo dục phổ thông được tập trung đầu tư theo hướng chuẩn hóa, từ chuẩn hóa chương trình đến đội ngũ...; giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được quan tâm nâng cao chất lượng.
Từ thực tế, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhận định, việc thực hiện dân chủ trong nhà trường rất quan trọng nhưng hiện nay chưa làm được nhiều, người học tham gia đánh giá quá trình đào tạo, giáo viên tham gia đánh giá về công tác quản lý tại nhà trường còn hạn chế. Vì vậy, sắp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy ý kiến của học sinh, sinh viên, giáo viên, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đánh giá sơ kết công tác phối hợp giữa Bộ với các địa phương trong quản lý giáo dục đại học hiệu quả hơn. Trong quá trình phát triển, đặc biệt là xây dựng đô thị thông minh, sáng tạo, thành phố rất cần nguồn lực của các trường đại học, vì vậy thời gian tới, thành phố tiếp tục phối hợp, đặt hàng với các trường để đào tạo nhân lực chất lượng cao…
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN |
Đề cập đến việc số trường học tại thành phố đạt chuẩn quốc gia còn ít, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết, về chất lượng đội ngũ thành phố đảm bảo theo chuẩn, tuy nhiên khó khăn lớn nhất của thành phố là số trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên nghiên cứu tiêu chí đánh giá, kiểm định trường chuẩn quốc gia linh hoạt để phù hợp hơn với đô thị như thành phố; trong đó coi chất lượng giáo dục là yếu tố cốt lõi trong công nhận trường chuẩn quốc gia.
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã góp phần đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố tiếp tục phát triển, giữ vững ngọn cờ đầu của cả nước, từng bước hội nhập khu vực, thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hạn chế lớn nhất của thành phố là quy mô trường, lớp chưa đáp ứng yêu cầu, do số học sinh hàng năm tăng cao. Ngoài ra, cơ chế đổi mới giáo dục còn chậm so với cơ chế đổi mới kinh tế, tốc độ phát triển giáo dục, nguồn nhân lực chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và hội nhập của thành phố.
Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2030, hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố được chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, nhưng vẫn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, bản sắc dân tộc, phấn đấu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm giáo dục-đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Trước những khó khăn trong thực tiễn, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất các bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định, chính sách giáo dục và đào tạo liên quan đến nội dung chương trình, sách giáo khoa, đánh giá năng lực người học, công tác tuyển sinh đầu các cấp học theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chất lượng cao, đảm bảo ổn định lâu dài.
Lãnh đạo thành phố cũng kiến nghị Trung ương cho phép ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm triển khai những giải pháp mang tính đột phá, đổi mới. Cụ thể như việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông, định hướng mở trong biên chế năm học, linh hoạt về sĩ số lớp học theo đặc điểm địa phương…
Bên cạnh đó, cho phép thành phố thực hiện thí điểm những dự án xây dựng trường học ở các quận nội thành không còn quỹ đất, được nâng tầng cao phù hợp thực tế từng địa bàn, tính chất từng dự án, qua đó giải quyết tình trạng thiếu phòng học ở khu dân cư đông đúc./.
Thu Hoài
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN