Theo đó, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ có diện tích khoảng 2.700 ha, trong đó vùng lõi là 940 ha và vùng đệm 1.760 ha. Trong khu bảo tồn có khu phục hồi sinh thái với diện tích hơn 111 ha, với các loài cây như tràm, năn ngọt, mồm mốc và cỏ bàng. Trong đó, khu bảo tồn chú trọng khôi phục phát triển cây cỏ bàng là loài thực vật đặc trưng của vùng dự án có giá trị sinh học, môi trường. Khu bảo tồn cũng kết hợp khai thác hợp lý cỏ bàng với diện tích hơn 822 ha, tạo nguồn nguyên liệu cho nghề đan lát truyền thống, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho người dân địa phương.
Trên cơ sở thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, đánh giá lại số lượng cỏ bàng có khả năng khai thác và xây dựng kế hoạch, phương pháp, thời gian khai thác hợp lý, không làm cạn kiệt đồng cỏ bàng, giúp cỏ bàng tái tạo tự nhiên; xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu khoa học và chương trình, giải pháp phục hồi loài - sinh cảnh trong khu bảo tồn.
Tỉnh cũng yêu cầu ngành chức năng xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững vùng đệm, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân sống quanh vùng dự án tham gia trồng cỏ bàng trên những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cư dân, phát triển nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập cho nông dân; tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của khu bảo tồn; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn những hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi đến khu bảo tồn.
Việc thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng Tứ giác Long Xuyên, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và duy trì số lượng loài sếu đầu đỏ về đây mỗi năm. Ngoài giá trị về tính đa dạng sinh học, môi trường, khu bảo tồn này còn là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và phục vụ nghiên cứu khoa học; duy trì, đầu tư phát triển làng nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: internet |
Trên cơ sở thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, đánh giá lại số lượng cỏ bàng có khả năng khai thác và xây dựng kế hoạch, phương pháp, thời gian khai thác hợp lý, không làm cạn kiệt đồng cỏ bàng, giúp cỏ bàng tái tạo tự nhiên; xây dựng kế hoạch phát triển, nghiên cứu khoa học và chương trình, giải pháp phục hồi loài - sinh cảnh trong khu bảo tồn.
Tỉnh cũng yêu cầu ngành chức năng xây dựng chương trình phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững vùng đệm, chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người dân sống quanh vùng dự án tham gia trồng cỏ bàng trên những vùng đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả nhằm nâng cao đời sống cư dân, phát triển nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập cho nông dân; tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của khu bảo tồn; vận động nhân dân tích cực tham gia bảo vệ, thực hiện các biện pháp ngăn chặn những hành vi xâm hại, gây ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi đến khu bảo tồn.
Việc thành lập Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng Tứ giác Long Xuyên, trong đó ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái đồng cỏ bàng duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và duy trì số lượng loài sếu đầu đỏ về đây mỗi năm. Ngoài giá trị về tính đa dạng sinh học, môi trường, khu bảo tồn này còn là cơ sở, điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và phục vụ nghiên cứu khoa học; duy trì, đầu tư phát triển làng nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.