Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn

Bên cạnh việc chú trọng hạ tầng giao thông, huyện Tây Giang còn dành phần lớn nguồn lực để sắp xếp dân cư, ổn định đời sống đồng bào dân tộc. Ảnh: Khánh Nguyên
Bên cạnh việc chú trọng hạ tầng giao thông, huyện Tây Giang còn dành phần lớn nguồn lực để sắp xếp dân cư, ổn định đời sống đồng bào dân tộc. Ảnh: Khánh Nguyên

Hạ tầng thiết yếu được xem là động lực quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam). 20 năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho vùng đất này đã góp phần tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc nơi đây…

Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn ảnh 1Bên cạnh việc chú trọng hạ tầng giao thông, huyện Tây Giang còn dành phần lớn nguồn lực để sắp xếp dân cư, ổn định đời sống đồng bào dân tộc. Ảnh: Khánh Nguyên

Con đường đất đá đến với xã Lăng trước đây cứ “nắng bụi, mưa ngập” nay được đổ bê tông bằng phẳng, giúp thay đổi đáng kể diện mạo vùng đất này. Sau thời gian nỗ lực xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Lăng đã đạt 10/19 tiêu chí. Nhiều tiêu chí được đánh giá cao về chất lượng, nhất là văn hóa, nhà ở dân cư và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn ảnh 2Các khu tái định cư trong huyện đều có các công trình đi kèm như: hệ thống nước sinh hoạt, trường học…, góp thêm vào diện mạo hạ tầng nông thôn miền núi. Ảnh: Khánh Nguyên

Theo ông Bh’ling Miên, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) xã Lăng, phát triển hạ tầng cơ sở được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM của địa phương. “Nhờ linh hoạt triển khai, bám sát thực tiễn đời sống nên đồng bào đã tự nguyện hiến đất, di dời tường rào, cổng ngõ…, tạo cơ hội cho địa phương mở rộng các tuyến đường trục thôn, xã, xây dựng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất”, ông Miên chia sẻ.

Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn ảnh 3Hệ thống đường giao thông nông thôn Tây Giang được mở đến tận biên giới. Ảnh: Khánh Nguyên

Với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước qua các chương trình, chính sách, nghị quyết như: Chương trình 135, Chương trình 30a, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển miền núi…, Tây Giang đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp dân cư. Không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn, một số khu tái định cư còn giúp đồng bào phòng tránh thiên tai, mưa lũ. Ông Arất Blúi, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết: “Với sự nỗ lực chung, huyện đã triển khai cơ bản thành công 97 mặt bằng định cư. Các khu tái định cư đều có các công trình đi kèm như: hệ thống nước sinh hoạt, điện thắp sáng, trường học và không gian vui chơi giải trí…, góp thêm vào diện mạo hạ tầng nông thôn miền núi”.

Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn ảnh 4Hạ tầng cầu cống dân sinh được đầu tư, đảm bảo cho việc đi lại của đồng bào miền núi. Ảnh: Khánh Nguyên
Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn ảnh 5Những năm qua, Tây Giang trở thành huyện điển hình của tỉnh Quảng Nam trong việc sắp xếp dân cư gắn với phòng tránh thiên tai. Ảnh: Khánh Nguyên
Tây Giang phát triển hạ tầng nông thôn ảnh 6Nhịp sống mới yên bình ở các bản làng của người Cơ-tu thuộc huyện Tây Giang. Ảnh: Khánh Nguyên

Ngoài sắp xếp dân cư, Tây Giang còn xây dựng và hoàn thành nhiều công trình dân sinh phục vụ nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế - xã hội. Huyện mở rộng hàng chục tuyến đường vào khu sản xuất; xây dựng hệ thống điện thắp sáng, thủy lợi, nước sinh hoạt và khắc phục thiệt hại do thiên tai, bão lũ… Bằng tư duy mới, cách làm hay, bám sát thực tiễn, Tây Giang đã linh hoạt huy động nhiều nguồn lực, triển khai hiệu quả chương trình NTM, góp phần thay đổi diện mạo đời sống người dân miền núi.

Khánh Nguyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm