Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, hiện chưa có trường hợp nào tử vong. So với cùng kỳ 2023, số mắc tăng 2,5 lần.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, tại huyện Ea Súp vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhi hai tuổi tử vong vì tay chân miệng. Đây là trường hợp thứ tư tử vong vì bệnh này từ đầu năm 2023 đến ngày 13/11 trên địa bàn.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.747 trường hợp mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong, tăng 68,6% số ca mắc, tử vong tăng 18 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 ( có 47.896 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong). Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 4.324 trường hợp mắc tay chân miệng, có một ca tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước đó, số mắc tăng 19,4%.
Từ đầu năm đến ngày 15/9, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh An Giang so với cùng kỳ năm trước song số ca bệnh tay chân miệng lại có dấu hiệu tăng. Hiện ngành Y tế An Giang đang tập trung nhiều giải pháp phòng chống bệnh; tăng cường giám sát, xử lý kịp thời các ổ bệnh để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, hạn chế số ca tử vong.
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 68.096 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 18 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022 (44.724) số mắc tay chân miệng năm nay tính đến thời điểm này tăng 52,3%, số ca tử vong tăng 15 trường hợp.
Gần 3 tháng qua, hai loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là sốt xuất huyết và tay chân miệng đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là trong hai tuần đầu tháng 7 này.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ đầu năm đến ngày 10/7, toàn tỉnh ghi nhận 686 ca mắc tay chân miệng. Riêng trong tháng 7, toàn tỉnh ghi nhận 275 ca, vượt ngưỡng cảnh báo dịch. Dự báo số ca mắc tay chân miệng tại Khánh Hòa sẽ ở mức cao vào tháng tiếp theo.
Tại Sóc Trăng, thời điểm này đang là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Số ca bệnh đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống.
Tại Ninh Thuận, từ đầu năm 2022 đến nay mặc dù số ca mắc tay chân miệng chỉ ghi nhận 17 trường hợp, giảm 68,5% so với cùng kỳ 2021 (17/54 ca). Thế nhưng, do tính chất lây truyền của bệnh, hiện chưa có vaccine phòng bệnh nên khả năng dịch bệnh tăng lên trong thời gian tới là khó tránh khỏi.
Ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh năm 2022.
Bác sĩ Nguyễn Đức Thuận, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Đến ngày 15/9, trên địa bàn tỉnh có khoảng 150 ca mắc bệnh tay chân miệng. Các ca bệnh xuất hiện tại các huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng như Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm...
Ngày 20/7, Đoàn công tác của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) do Cục trưởng Đặng Quang Tấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế Đắk Lắk về công tác phòng chống bệnh bạch hầu và một số dịch bệnh khác.
Số ca mắc sốt xuất huyết tuy chững lại nhưng vẫn ở mức cao, bệnh tay chân miệng, bệnh sởi tiếp tục gia tăng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (CDC) khuyến cáo, người dân cần tích cực phối hợp với ngành Y tế chung tay phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.
Từ tháng 8 đến nay, trẻ em mắc bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị bắt đầu gia tăng tại các bệnh viện nhi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các bác sĩ cảnh báo, năm học mới là thời điểm dịch bệnh này bắt đầu lây lan nhanh chóng.
Ngày 14/9, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố đang có chiều hướng phức tạp khi bệnh sốt xuất huyết đang ở mức cao, còn bệnh tay chân miệng đã bắt đầu vào mùa.
Tỉnh Kiên Giang đang triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng được dự báo tiếp tục tăng, có nguy cơ bùng phát trên diện rộng trong những tháng còn lại năm 2019.
Sở Y tế Hà Nội cho biết, do thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhiều dịch bệnh đang gia tăng trên địa bàn Hà Nội, nhất là các bệnh sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà...
Mặc dù số người mắc dịch sốt xuất huyết giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng thời gian gần đây bắt đầu có sự gia tăng bệnh tay chân miệng và sởi trên địa bàn Hà Nội.
Thời tiết giao mùa từ thu sang đông - xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Bộ Y tế đã có khuyến cáo đối với người dân và cộng đồng về công tác phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân.
Chỉ trong 3 tuần trở lại đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh tăng đột biến, tăng gấp 5 lần so với tháng trước. Thông tin được bác sỹ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết ngày 26/9.
Tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có xu hướng giảm so với các năm trước đây. Tuy nhiên với thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường như hiện nay, ngành Y tế Bình Thuận khuyến cáo người dân không nên lơ là, chủ quan với dịch bệnh tay chân miệng.