Từ năm 2008, Nhà nước bắt đầu có chủ trương thu hồi lại diện tích giao khoán rừng trước đây, tiến hành giao khoán lại với định mức mới, người dân được 40% lợi nhuận từ nguồn thu lâm sản phụ.
Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng Kiên Giang Trần Phi Hải, khi Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước được triển khai, sau hợp đồng nhận khoán 10 năm, người dân có thể ký tiếp hợp đồng 20 năm và được hưởng 100% lợi nhuận. Người dân có thể vừa tích cực bảo vệ rừng cùng với các lực lượng kiểm lâm, vừa phát huy vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Hiện có 144 hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại rừng tràm phòng hộ huyện An Minh. Theo đó, gia đình ông Trần Văn Lùn, ngụ ấp Cán Gáo, xã Đông Thạnh B là hộ dân tiêu biểu trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển kinh tế hộ gia đình từ rừng.
Ông Lùn cho biết: “Lúc đầu người dân chúng tôi còn chưa ý thức nhiều trong bảo vệ rừng, nhưng sau đó nhờ các ban ngành như kiểm lâm, Ban quản lý rừng tuyên truyền cho dân nắm rõ nên công tác bảo vệ ngày càng tốt hơn. Được Nhà nước giao khoán nên gia đình tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng. Mùa khô tập trung phòng chống cháy, vận động anh em bà con lối xóm cùng nhau đắp đập, dọn cỏ, giữ đập, giữ nước”.
Từ khi nhận khoán bảo vệ 4,8 ha rừng tràm vào năm 2010 đến nay, ông Lùn luôn tìm cách tận dụng diện tích đất rừng để tăng gia sản xuất. Tràm lớn ông khai thác rồi trồng lại rừng luôn được phủ xanh, ông Lùn tận dụng khoảng 1.000 m2 trồng xen kẽ chuối, các loại hoa màu như: cải, hành, bầu, cà; nuôi gà vịt; dưới sông ông quây lưới nuôi các loại cá đồng như: lóc, trê... Nhiều năm qua, thu nhập gia đình ổn định khoảng 60 triệu đồng/năm.
Gần một năm nay, bà Đoàn Kim Luông, trú tại tổ 13, ấp Cán Gáo, xã Đông Thạnh B còn tận dụng diện tích rừng nhận khoán để làm chuồng nuôi heo rừng lai. Ban đầu, bà bỏ vốn 20 triệu đồng để mua một cặp lợn giống và 4 lợn con, sau 7 tháng bà xuất chuồng lứa đầu thu lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng.
Bà Luông cho biết, nuôi heo rừng không tốn nhiều chi phí, chủ yếu bỏ công đi cắt rau mọc sẵn tự nhiên. Môi trường ở đây ít bệnh tật nên lợn khỏe, lớn nhanh. Cộng với lợi ích thu từ rừng, năm vừa rồi gia đình bà Luông thu nhập khoảng 100 triệu đồng, đời sống càng ngày càng ổn định hơn.
Bên cạnh các hộ dân, ông Trần Hồng Đảo nguyên là cán bộ Hạt Kiểm lâm An Minh - An Biên cũng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 1990.
Ông Đảo chia sẻ, thời điểm đó chưa thực hiện phân chia tỷ lệ lợi nhuận từ việc khai thác rừng theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP nên các hộ nhận khoán chủ yếu hưởng lợi từ nguồn cá tự nhiên và lâm sản phụ. Ngoài công việc làm kiểm lâm, ông Đảo cùng các thành viên trong gia đình đều tập trung giữ rừng và sống nhờ nguồn lợi từ rừng.
Năm 2008 bắt đầu triển khai Nghị định 168/2016/NĐ-CP, gia đình ông Đảo tiếp tục nhận khoán 10 ha và bắt đầu phát triển kinh tế gia đình trên cùng đơn vị diện tích rừng. Với 10 ha, ông Đảo tiến hành khai thác xoay vòng 1 ha/năm, kết hợp trồng lại rừng, lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, ông trồng dừa, chuối, hoa màu khoảng 1 ha và nuôi cá, thêm lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/năm và có thêm nguồn thức ăn hàng ngày cho gia đình. Theo ông Đảo, vùng rừng phòng hộ An Minh có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất tốt cho các loại hoa màu phát triển. Sắp tới cần có tổ hợp tác giữa các hộ nhận khoán để việc phát triển các mô hình kinh tế kết hợp với bảo vệ rừng đạt hiệu quả hơn.
Thực tế, để người dân nhận khoán bảo vệ rừng làm kinh tế có hiệu quả, ngoài việc vận động, tuyên truyền người dân về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Ban Quản lý rừng Kiên Giang còn hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho người dân. Đồng thời, phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương xây dựng các mô hình kinh tế để giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống trên cùng một đơn vị diện tích rừng.
Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng Kiên Giang Trần Phi Hải, khi Nghị định 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước được triển khai, sau hợp đồng nhận khoán 10 năm, người dân có thể ký tiếp hợp đồng 20 năm và được hưởng 100% lợi nhuận. Người dân có thể vừa tích cực bảo vệ rừng cùng với các lực lượng kiểm lâm, vừa phát huy vai trò quan trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Dự án xây dựng kè đê, gây bồi, tạo bãi trồng cây ngập mặn tại huyện Hòn Đất, Kiên Giang đã khôi phục phát triển rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN |
Hiện có 144 hộ dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng tại rừng tràm phòng hộ huyện An Minh. Theo đó, gia đình ông Trần Văn Lùn, ngụ ấp Cán Gáo, xã Đông Thạnh B là hộ dân tiêu biểu trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng và phát triển kinh tế hộ gia đình từ rừng.
Ông Lùn cho biết: “Lúc đầu người dân chúng tôi còn chưa ý thức nhiều trong bảo vệ rừng, nhưng sau đó nhờ các ban ngành như kiểm lâm, Ban quản lý rừng tuyên truyền cho dân nắm rõ nên công tác bảo vệ ngày càng tốt hơn. Được Nhà nước giao khoán nên gia đình tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng. Mùa khô tập trung phòng chống cháy, vận động anh em bà con lối xóm cùng nhau đắp đập, dọn cỏ, giữ đập, giữ nước”.
Từ khi nhận khoán bảo vệ 4,8 ha rừng tràm vào năm 2010 đến nay, ông Lùn luôn tìm cách tận dụng diện tích đất rừng để tăng gia sản xuất. Tràm lớn ông khai thác rồi trồng lại rừng luôn được phủ xanh, ông Lùn tận dụng khoảng 1.000 m2 trồng xen kẽ chuối, các loại hoa màu như: cải, hành, bầu, cà; nuôi gà vịt; dưới sông ông quây lưới nuôi các loại cá đồng như: lóc, trê... Nhiều năm qua, thu nhập gia đình ổn định khoảng 60 triệu đồng/năm.
Gần một năm nay, bà Đoàn Kim Luông, trú tại tổ 13, ấp Cán Gáo, xã Đông Thạnh B còn tận dụng diện tích rừng nhận khoán để làm chuồng nuôi heo rừng lai. Ban đầu, bà bỏ vốn 20 triệu đồng để mua một cặp lợn giống và 4 lợn con, sau 7 tháng bà xuất chuồng lứa đầu thu lợi nhuận khoảng 70 triệu đồng.
Bà Luông cho biết, nuôi heo rừng không tốn nhiều chi phí, chủ yếu bỏ công đi cắt rau mọc sẵn tự nhiên. Môi trường ở đây ít bệnh tật nên lợn khỏe, lớn nhanh. Cộng với lợi ích thu từ rừng, năm vừa rồi gia đình bà Luông thu nhập khoảng 100 triệu đồng, đời sống càng ngày càng ổn định hơn.
Bên cạnh các hộ dân, ông Trần Hồng Đảo nguyên là cán bộ Hạt Kiểm lâm An Minh - An Biên cũng tham gia nhận khoán bảo vệ rừng từ năm 1990.
Ông Đảo chia sẻ, thời điểm đó chưa thực hiện phân chia tỷ lệ lợi nhuận từ việc khai thác rừng theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP nên các hộ nhận khoán chủ yếu hưởng lợi từ nguồn cá tự nhiên và lâm sản phụ. Ngoài công việc làm kiểm lâm, ông Đảo cùng các thành viên trong gia đình đều tập trung giữ rừng và sống nhờ nguồn lợi từ rừng.
Năm 2008 bắt đầu triển khai Nghị định 168/2016/NĐ-CP, gia đình ông Đảo tiếp tục nhận khoán 10 ha và bắt đầu phát triển kinh tế gia đình trên cùng đơn vị diện tích rừng. Với 10 ha, ông Đảo tiến hành khai thác xoay vòng 1 ha/năm, kết hợp trồng lại rừng, lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, ông trồng dừa, chuối, hoa màu khoảng 1 ha và nuôi cá, thêm lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/năm và có thêm nguồn thức ăn hàng ngày cho gia đình. Theo ông Đảo, vùng rừng phòng hộ An Minh có điều kiện khí hậu thổ nhưỡng rất tốt cho các loại hoa màu phát triển. Sắp tới cần có tổ hợp tác giữa các hộ nhận khoán để việc phát triển các mô hình kinh tế kết hợp với bảo vệ rừng đạt hiệu quả hơn.
Thực tế, để người dân nhận khoán bảo vệ rừng làm kinh tế có hiệu quả, ngoài việc vận động, tuyên truyền người dân về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Ban Quản lý rừng Kiên Giang còn hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho người dân. Đồng thời, phối hợp với ngành nông nghiệp địa phương xây dựng các mô hình kinh tế để giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống trên cùng một đơn vị diện tích rừng.
Hồng Đạt