Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu giới thiệu những kinh nghiệm triển khai thực tế tại các bệnh viện và tham mưu của các đơn vị cho Bộ Y tế xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn cụ thể phòng ngừa sự cố y khoa ở từng nhóm lĩnh vực cụ thể trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, an toàn người bệnh là quan tâm hàng đầu của ngành y tế bất kỳ quốc gia nào.
Đối với ngành y tế Việt Nam, an toàn người bệnh được coi là điều ”cốt tử” bởi bệnh viện là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.
Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người...
Đánh giá về thực trạng cũng như định hướng hoạt động an toàn bệnh viện trong cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa cho biết, bệnh viện là môi trường có nhiều nguy cơ để tai biến , sai sót xảy ra. Các hành vi như kê đơn nhiều thuốc, y lệnh không rõ ràng, quá nhiều y lệnh…; cùng với các vấn đề như cấp cứu với tốc độ cao, quá tải bệnh nhân, môi trường nhiễm khuẩn,, người bệnh không giao tiếp được, đồng nghiệp kiệm lời… cũng là các nguy cơ dẫn đến mất an toàn người bệnh.
Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa cho biết, nhằm bảo đảm an toàn người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã tham mưu cho Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Luật quy định các điều kiện bảm đảm an toàn người bệnh như : Các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (gồm quy định về Cấp cứu; Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; Hội chẩn; Điều trị ngoại trú; Điều trị nội trú; Hồ sơ bệnh án; Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú; Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xử lý chất thải y tế; Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận; Giải quyết đối với người bệnh tử vong; Bắt buộc chữa bệnh; Trực khám bệnh, chữa bệnh…); Quy định về áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Quy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hướng dẫn và quy định các bệnh viện cần nghiêm túc triển khai thực hiện: Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về an toàn người bệnh; Bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế; Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa. Cụ thể là xác định đúng người bệnh, phòng ngừa rủi ro trong trao đổi, truyền đạt thông tin giữa các nhân viên y tế; an toàn trong quản lý sử dụng trang thiết bị y tế; an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật; an toàn trong công tác dược lâm sàng; kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn người bệnh; phòng ngừa người bệnh té ngã; hệ thống báo động đỏ cấp cứu nội viện, ngoại viện…
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về đảm bảo an toàn người bệnh, trong đó có dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý xử lý sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; dự thảo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bảo đảm an toàn phẫu thuật; dự thảo bổ sung, sửa đổi một số quy chế chuyên môn trong quy chế bệnh viện.
Theo Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa, để đảm bảo an toàn người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh cần nghiêm túc thực hiện việc bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đẩmn toàn người bệnh và nhân viên y tế; thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa; xây dựng quy trình phân tích xác định nguyên nhân gốc gây nên sự cố y khoa, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn; hướng dẫn biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa và khuyến khích sự tham gia các cộng đồng và người bệnh trong công tác đảm bảo an toàn người bệnh.
Hội thảo cũng nghe các bệnh viện chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc; báo cáo hoạt động cấp cứu nội viện Code Blue Team; té ngã trong bệnh viện: thực trạng-nguyên nhân-giải pháp; an toàn người bệnh trong quản lý chất lượng trang thiết bị y tế; vai trò của Kiểm soát nhiễm khuẩn trong an toàn người bệnh….
Phát biểu tại Hội thảo, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, an toàn người bệnh là quan tâm hàng đầu của ngành y tế bất kỳ quốc gia nào.
Đối với ngành y tế Việt Nam, an toàn người bệnh được coi là điều ”cốt tử” bởi bệnh viện là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sai sót có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ khâu chẩn đoán cho đến điều trị. Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình khám bệnh, chữa bệnh đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.
Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố không mong muốn làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí chết người...
Đánh giá về thực trạng cũng như định hướng hoạt động an toàn bệnh viện trong cơ sở khám chữa bệnh hiện nay, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Nguyễn Trọng Khoa cho biết, bệnh viện là môi trường có nhiều nguy cơ để tai biến , sai sót xảy ra. Các hành vi như kê đơn nhiều thuốc, y lệnh không rõ ràng, quá nhiều y lệnh…; cùng với các vấn đề như cấp cứu với tốc độ cao, quá tải bệnh nhân, môi trường nhiễm khuẩn,, người bệnh không giao tiếp được, đồng nghiệp kiệm lời… cũng là các nguy cơ dẫn đến mất an toàn người bệnh.
Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa cho biết, nhằm bảo đảm an toàn người bệnh trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã tham mưu cho Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009. Luật quy định các điều kiện bảm đảm an toàn người bệnh như : Các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (gồm quy định về Cấp cứu; Chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; Hội chẩn; Điều trị ngoại trú; Điều trị nội trú; Hồ sơ bệnh án; Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú; Thực hiện phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xử lý chất thải y tế; Giải quyết đối với người bệnh không có người nhận; Giải quyết đối với người bệnh tử vong; Bắt buộc chữa bệnh; Trực khám bệnh, chữa bệnh…); Quy định về áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh; Quy định về sai sót chuyên môn kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được xây dựng, hướng dẫn và quy định các bệnh viện cần nghiêm túc triển khai thực hiện: Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về an toàn người bệnh; Bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế; Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa. Cụ thể là xác định đúng người bệnh, phòng ngừa rủi ro trong trao đổi, truyền đạt thông tin giữa các nhân viên y tế; an toàn trong quản lý sử dụng trang thiết bị y tế; an toàn trong phẫu thuật, thủ thuật; an toàn trong công tác dược lâm sàng; kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn người bệnh; phòng ngừa người bệnh té ngã; hệ thống báo động đỏ cấp cứu nội viện, ngoại viện…
Trong thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn về đảm bảo an toàn người bệnh, trong đó có dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý xử lý sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; dự thảo bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bảo đảm an toàn phẫu thuật; dự thảo bổ sung, sửa đổi một số quy chế chuyên môn trong quy chế bệnh viện.
Theo Phó Cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa, để đảm bảo an toàn người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh cần nghiêm túc thực hiện việc bảo đảm thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đẩmn toàn người bệnh và nhân viên y tế; thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa; xây dựng quy trình phân tích xác định nguyên nhân gốc gây nên sự cố y khoa, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn; hướng dẫn biện pháp phòng ngừa sự cố y khoa và khuyến khích sự tham gia các cộng đồng và người bệnh trong công tác đảm bảo an toàn người bệnh.
Hội thảo cũng nghe các bệnh viện chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa sai sót trong sử dụng thuốc; báo cáo hoạt động cấp cứu nội viện Code Blue Team; té ngã trong bệnh viện: thực trạng-nguyên nhân-giải pháp; an toàn người bệnh trong quản lý chất lượng trang thiết bị y tế; vai trò của Kiểm soát nhiễm khuẩn trong an toàn người bệnh….
Nguyễn Bích Thủy