Tỉnh Đắk Lắk đã vào giai đoạn mùa khô, nhiều khu vực được xác định có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động phòng, chống cháy rừng để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy; sẵn sàng lực lượng nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.
Những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông diễn biến khá phức tạp, gây ảnh hưởng đời sống, tài sản, tính mạng của nhân dân. Trước tình hình này, tỉnh Đồng Tháp tích cực ứng phó, nhất là trong mùa mưa, lũ nhằm giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở gây ra.
Theo thống kê của Cục quản lý đề điều và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 5 giờ sáng 11/9, đã có 200 người chết, mất tích (141 người chết, 59 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ. Một số địa phương có thiệt hại về người lớn như tại Yên Bái có 40 người, Cao Bằng có 52 người (29 người chết, 23 người mất tích); Lào Cai có 66 người (45 người chết, 21 người mất tích), hiện còn nhiều người mất tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Mưa to kèm theo dông lốc đã khiến 1 người tử vong và gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu của người dân ở các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Lục Yên. Ước tính thiệt hại do mưa dông là khoảng 1 tỷ đồng.
Do có mưa lớn trong nhiều ngày đã dẫn tới sự cố vỡ cống tràn hồ thải Nhà máy tuyển quặng đồng của Công ty cổ phần Đồng Tả Phời –VINACOMIN xảy ra sáng 8/8 làm úng ngập cục bộ và cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản của gần 30 hộ dân vùng hạ du.
Địa bàn tỉnh Kiên Giang tiếp tục có mưa lớn kèm theo dông, lốc, sóng biển dâng cao, gây thiệt hại nhiều tài sản của nhà nước và nhân dân. Đặc biệt ngày 18/7 tại tổ 5, ấp Củ Tron, xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải đã có một người chết, ba người bị thương do sập nhà chờ bến tàu cao tốc.
Phòng Kinh tế thành phố Kon Tum đã có báo cáo thiệt hại về tài sản, hoa màu do mưa lớn, gió lốc, mưa đá xảy ra vào chiều tối 23/4, trong đó có hơn 160 ha lúa đang chuẩn bị thu hoạch. Thống kê ban đầu, tổng thiệt hại gần 6,8 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp thành phố đang triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Ngày 11/1, ông Cao Ánh Sáng, Giám đốc Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh tại tỉnh Đắk Lắk cho biết, Chi nhánh vừa trao trả cho hành khách 1,8 cây vàng cùng một số tài sản có giá trị; đồng thời tuyên dương lái xe Lê Trung Dũng (sinh năm 1971, ngụ tại phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) có hành động nhặt được của rơi, trả người đánh mất.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương nghiêm túc thực hiện chế độ trực, đồng thời triển khai ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống thiên tai.
Theo Đài Khí tượng và Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm về sáng ngày 17/4, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống kết hợp với tác động của vùng hội tụ gió trên cao đồng xuất hiện đã làm thời tiết trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa, mưa rào trên diện rộng và dông rải rác.
Khoảng hơn 21 giờ ngày 7/1, tại tổ dân phố 15, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, hỏa hoạn lớn đã bất ngờ xảy ra. Vụ cháy tuy không gây thiệt hại về người nhưng nhiều đồ đạc, tài sản và hàng hóa trong căn nhà hai tầng đã bị thiêu rụi. Người dân sinh sống trong tổ dân phố 15 phường Him Lam và các tổ dân dân phố lân cận đã bị một phen nhốn nháo, hoảng loạn do vụ cháy xảy ra lúc nhiều gia đình trong khu vực đã đi ngủ.
Ngày 28/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 32/CĐ-TW về việc chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.
Từ ngày 6/10 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa bình quân từ 262 - 574 mm, gây ngập úng tại một số địa phương, làm thiệt hại nhiều công trình công cộng và tài sản của nhân dân, khiến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh kết hợp với các hình thái thời tiết giao mùa, ngày 22/4, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xuất hiện mưa đá kèm theo gió lốc và mưa lớn, gây nhiều thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, từ ngày 23 đến ngày 25/3, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra giông lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà ở và cây trồng của người dân.
Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành 1/1/2017 có nhiều điểm mới rất cơ bản, trong đó có nhiều quy định góp phần hoàn thiện chế định tài sản và quyền sở hữu để bảo đảm tính bao quát, minh bạch trong quy định của pháp luật, huy động và khai thác các nguồn lực vật chất trong xã hội.
Ông Dương Minh Thanh, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang cho biết: Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an thành phố Hà Giang đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ nhiều xe ô tô bị đập phá cửa kính trộm cắp tài sản.
Từ ngày 15/2, Thông tư 01/BCA của Bộ Công an quy định Cảnh sát giao thông (CSGT) được trưng dụng tài sản chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, xung quanh việc thực hiện Thông tư này ngay ngày đầu triển khai còn nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.