Thời điểm này, trên những cánh đồng lúa được trồng xen trong rẫy tái canh cây cao su, cây điều, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) đang tấp nập vào mùa gặt. Việc những hộ có đất cho trồng lúa miễn phí một vụ đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có thêm nguồn thu, ổn định cuộc sống.
Ngày 24/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014 – 2020 và Triển khai Đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021 - 2025.
Ngày 31/10 tại thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức đánh giá kết quả Chương trình tái canh cây cà phê giai đoạn 2014 - 2020, bàn giải pháp tái canh cà phê có hiệu quả trong thời gian tới. Tham dự hội nghị có đại diện 5 tỉnh Tây Nguyên là vùng cà phê lớn nhất của cả nước và một số tỉnh trồng cà phê ở vùng Tây Bắc.
Tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung tái canh các loại cây công nghiệp chủ lực gồm cà phê, cao su và hồ tiêu, theo hướng ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Theo kế hoạch, mùa mưa năm nay, các nông hộ Đắk Lắk sẽ trồng tái canh 4.259 ha, nhưng đến nay đã gần hết mùa mưa các hộ chỉ mới trồng tái canh được gần 50% kế hoạch diện tích.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum) đã sử dụng phần lớn các giống cà phê mới để trồng tái canh hoặc ghép cải tạo trên toàn bộ diện tích cà phê già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Huyện miền núi Hướng Hóa là "thủ phủ" về cà phê của tỉnh Quảng Trị với trên 5.180 ha. Hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang tập trung hỗ trợ người trồng cà phê ở Hướng Hóa tái canh và trồng giống cà phê mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, hiện các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn đã tổ chức phân loại từng vườn cây già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, mức độ nhiễm bệnh để có kế hoạch thực hiện trồng tái canh cà phê có hiệu quả.
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Đắk Lắk chủ trương không mở rộng diện tích trồng mới, chỉ tập trung đầu tư trồng tái canh trên 16.475 ha cà phê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất, hiệu quả thấp.
Là đơn vị tiên phong đi đầu trong lĩnh vực tái canh cây cà phê, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Ia Grai, tại tỉnh Gia Lai đã tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và người lao động tiếp tục thực hiện chủ trương tái canh cây cà phê của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay.
Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 204.500 ha cà phê trong đó trong đó khoảng 193.000 ha cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh, diện tích còn lại là cà phê kiến thiết cơ bản.