Huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền (tỉnh Tiền Giang) có sông, rạch chằng chịt, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt và sạt lở, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống nhân dân.
Là huyện cù lao nhiễm mặn nằm ở hạ lưu sông Tiền, điều kiện thiên nhiên ở Tân Phú Đông, Tiền Giang rất khắc nghiệt, mỗi năm phải chịu từ 6 đến 9 tháng nhiễm mặn, trồng trọt và chăn nuôi đều gặp khó khăn.
Theo Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh, những ngày qua, triều cường và xâm nhập mặn trên sông Tiền đã giảm, đồng thời các biện pháp chủ động ứng phó của địa phương mang lại hiệu quả trong bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân trong mùa khô hạn 2023 – 2024.
Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang là tỉnh có nhiều ưu thế phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn nhờ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa dạng về tiểu vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn; trên 80.000 ha vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã xảy ra 69 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 12.000 m; tập trung nhiều nhất ở các huyện, thị xã vùng kiểm soát lũ phía Tây như: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành. Ước tính, kinh phí xử lý khắc phục gần 165 tỷ đồng. Dự kiến, ngân sách tỉnh đầu tư khắc phục trên 142,8 tỷ đồng, còn lại phân cấp cho cấp huyện đầu tư xử lý.
Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang, gồm quần thể cù lao nhiễm mặn nằm ở hạ lưu sông Tiền, tiếp giáp biển Đông, từng là vùng căn cứ kháng chiến vững chắc trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây, điều kiện thiên nhiên khắt nghiệt, sản xuất khó khăn, đời sống nhân dân nghèo khó.
Để bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, các huyện vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) gồm: Cai Lậy, Cái Bè đang phải huy động các nguồn lực, xử lý 79 điểm sạt lở, tổng chiều dài gần 3.300 m với kinh phí trên 67,6 tỷ đồng.
Tại vùng đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang), mùa lũ 2022 đến muộn và nước cũng dâng cao hơn cùng kỳ năm trước. Đầu tháng 11/2022, những cánh đồng phía Tân Phước trong vùng Đồng Tháp Mười hay khu vực Cái Bè, Cai Lậy giáp ranh với các huyện Tân Thạnh (Long An), Tháp Mười (Đồng Tháp) mênh mông nước, kéo dài xa tít đến tận chân trời. Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa (Tân Phước, Tiền Giang) Trương Văn Xinh cho biết, mức nước lũ trên đồng tại đây cao hơn khoảng 0,5 m so với mức nước trong mùa lũ năm trước.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa vừa ban hành Quyết định Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở sông Tiền khu vực xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp bởi sạt lở ở đây diễn ra hết sức phức tạp và nghiêm trọng. Từ tháng 6/2022 đến nay, đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở ảnh hưởng đến đời sống và thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
Tuyến sông Ba Rày chảy qua các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy nối vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc với sông Tiền phía Nam hiện là một trong những điểm nóng về sạt lở tại tỉnh Tiền Giang.
Ngày 9/9, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt trên sông Hậu tại Long Xuyên đạt cấp 2 và trên rạch Ông Chưởng tại huyện Chợ Mới sẽ đạt cấp 1 trong vài ngày tới do mực nước vùng hạ lưu sông Tiền, sông Hậu đang tiếp tục lên nhanh.
Cá cóc được xem là một trong những loài cá đặc sản trên sông Mekong có hình dáng giống cá chép với vảy trắng, vây đỏ, thịt cá thơm ngon, ít xương. Cũng chính vì những ưu điểm trên nên loài cá này ngày nay đã trở nên khan hiếm do bị đánh bắt nhiều.
Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi – Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 7, tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có những diễn biến phức tạp, gây thiệt hại hơn 8,2 tỉ đồng. Trong đó, sạt lở trên sông Tiền, sông Hậu đã làm mất khoảng 3,06 ha, ước thiệt hại hơn 6,8 tỉ đồng; sạt lở nội đồng cũng đã làm mất hơn 0,4 ha đất, ước thiệt hại khoảng hơn 1,3 tỉ đồng.
Các huyện nằm ở phía đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành... là vựa lúa, vựa trái cây đặc sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Nguồn lợi kinh tế lớn này đã giúp nông dân ổn định đời sống, nông nghiệp - nông thôn đổi mới. Gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến khu vực này. Điển hình mùa khô 2019 - 2020, lần đầu tiên, vùng trồng cây ăn trái phải đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng.
Các huyện đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) là Cai Lậy và Cái Bè tập trung chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, phù hợp với thổ nhưỡng, có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu. Một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được lựa chọn: xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng…với tổng diện tích trên 34.000 ha, sản lượng mỗi năm hơn 543.000 tấn. Chương trình thực hiện nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung sống với lũ.
Hiện nay, thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu, từ đầu năm đến nay, nông dân huyện cù lao Tân Phú Đông nhiễm mặn nằm hạ lưu sông Tiền đã chuyển đổi gần 500 ha đất trồng lúa một vụ sang trồng rau màu và cây ăn trái đặc sản; trong đó, riêng cây sả đạt gần 360 ha, còn lại là mãng cầu xiêm. Đây vốn là những cây trồng chịu hạn mặn, cho năng suất, sản lượng cao và được thị trường tiêu thụ rất ưa chuộng.
Là tỉnh nằm ở ven biển Nam Bộ, có chiều dài bờ biển trên 30 km, địa hình đa dạng (vùng lợ, mặn, vùng sinh thái ngọt, vùng ngập lũ và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười), tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Ngày 27/5/2018, cầu dây văng Cao Lãnh bắc qua sông Tiền, nối liền huyện Lấp Vò và thành phố Cao Lãnh của tỉnh Đồng Tháp chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây là công trình có ý nghĩa đạc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.