Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, trong tháng 10/2024, trên sông Mê Kông sẽ có 2 đợt nước dâng cao và đạt đỉnh triều giữa tháng 10. Vì vậy các huyện và người dân trên địa bàn tỉnh An Giang cần chủ động các giải pháp ứng phó tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và sản xuất lúa vụ Thu Đông 2024.
Sếu đầu đỏ từ lâu là biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Đây là loài sinh vật hiếm, có tên trong Sách Đỏ thế giới, đang trong tình trạng nguy cấp cần được bảo vệ. Tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim.
Sóc Trăng là địa phương hạ nguồn sông Hậu (sông Mê Kông), hằng năm địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng mặn xâm nhập vào những tháng mùa khô (tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau).
Năm 2020, chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn Chủ đề của Ngày Môi trường Thế giới là "Phục hồi Hệ sinh thái"; đây cũng là năm Liên hợp quốc phát động Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái với hy vọng ngăn chặn, phòng ngừa và đảo ngược sự suy thoái của hệ sinh thái trên toàn cầu. Theo "Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái", một trong những hệ sinh thái quan trọng nhất chính là hệ sinh thái sông và hồ.
Ngày 8/9, Diễn đàn Bộ trưởng ACMECS mở rộng về Du lịch có trách nhiệm đã được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham dự của Bộ trưởng Du lịch các nước thành viên trong khuôn khổ hợp tác “Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong” – ACMECS (gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) cùng đại diện ngành du lịch, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội và chuyên gia du lịch quốc tế.
Theo tính toán, khi trạm thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) tăng lượng xả nước lên 2.000 m3/s trên sông Mê Kông từ ngày 15/3 - 10/4, nhằm cung cấp nước khẩn cấp một số quốc gia Đông Nam Á đang bị hạn hán thì Việt Nam có thể sử dụng 27 - 54% lượng nước này cho việc cứu hạn.